Trang chủ / Tư vấn học đường / Tư vấn tâm lý / Đặc điểm tâm lý lứa tuổi nhi đồng (từ 6 – 11 tuổi)

Đặc điểm tâm lý lứa tuổi nhi đồng (từ 6 – 11 tuổi)

Đặc điểm về nhận thức của lứa tuổi nhi đồng

Khả năng tri giác

  • Khả năng tri giác chủ định vẫn chiếm ưu thế. So với lứa tuổi mẫu giáo thì thị giác của học sinh tiểu học nhạy bén hơn. Độ nhạy đó tăng lên trong suốt thời kỳ học tiểu học.
  • Khả năng phân tích một cách có tổ chức và sâu sắc. Khi tri giác ở học sinh các lớp đầu bậc tiểu học còn yếu, các em thường thâu tóm sự vật về toàn bộ, về đại thể tri giác.
  • Trong dạy học giáo viên không chỉ dạy trẻ kỹ năng nhìn mà còn phải biết xem xét sự vật. Biết phát hiện những thuộc tính bản chất của sự vật hiện tượng. Không chỉ dạy trẻ nghe mà còn dạy trẻ biết cách lắng nghe. Điều này không chỉ được thực hiện trong lớp học. Mà còn được thực hiện khi đi tham quan thực tế, dã ngoại…

Khả năng trí nhớ

  • Trí nhớ còn mang tính trực quan – hình tượng. Học sinh đầu cấp thường có khuynh hướng ghi nhớ máy móc bằng cách lặp đi lặp lại nhiều lần. Chưa hiểu được những mối liên hệ, ý nghĩa của tài liệu học tập đó.
  • Các em thường học thuộc tài liệu học tập theo đúng câu, từng chữ. Các em không sắp xếp lại để diễn đạt theo lời lẽ của mình.
  • Nếu được hướng dẫn thì trẻ em biết cách ghi nhớ tài liệu một cách hợp lý. Biết lập dàn ý để ghi nhớ. Khuynh hướng nhớ từng câu, từng chữ giảm dần. Ghi nhớ ý nghĩa tăng lên.
  • Ở học sinh tiểu học việc ghi nhớ các tài liệu trực quan hình tượng có nhiều hiệu quả nhất.

Khả năng tư duy

  • Tư duy của trẻ mới đến trường mang tính trực quan cụ thể, mang tính hình thức. Bằng cách dựa vào những đặc điểm trực quan của những sự vật hiện tượng cụ thể.
  • Tư duy của học sinh tiểu học chưa thoát khỏi tính trực quan cụ thể, còn mang tính cảm xúc, Trẻ dễ xúc cảm với tất cả những điều suy nghĩ. Giáo viên phải dạy cho các em cách suy luận phải có căn cứ khách quan. Phán đoán phải có dẫn chứng thực tế. Kết luận phải có tính chất đúng đắn logic. Suy nghĩ phải có mục đích.
  • Mặt khác, khi nội dung và phương pháp dạy học được thay đổi tương ứng với nhau thì trẻ em có thể sẽ có được một số đặc điểm tư duy hoàn toàn khác.

Hình thành nhân cách

  • Nhân cách của học sinh tiểu học được hình thành trong hoạt động học tập, lao động, hoạt động xã hội và cả trong hoạt động vui chơi. Các em thường có khuynh hướng hành động ngay lập tức dưới ảnh hưởng của kích thích bên ngoài và bên trong. Nên ta thấy hành vi của các em dễ có tính tự phát, thường vi phạm nội qui của nhà trường và thường bị xem là “vô kỷ luật”.
  • Nguyên nhân: của hiện là sự điều chỉnh của ý chí đối với hành vi của lứa tuổi còn yếu, các em chưa biết đề ra mục đích của hoạt động và theo đuổi mục đích đó. Giáo viên nên tận dụng niềm tin này để giáo dục các em. Giáo viên là tấm gương sáng cho các em noi theo. Nhờ có giáo dục dần dần các em hết “ngây” nhưng còn giữ được chất “thơ” ở các em.

Hình thành tình cảm

  • Tình cảm của học sinh tiểu học thể hiện rõ sự ngây thơ trong sáng. Trẻ dễ xúc cảm trước hiện thực, dễ tiếp thu những tình cảm tốt đẹp.
  • Đặc trưng chung là tính cụ thể, trực tiếp và giàu cảm xúc. Các em dễ bị lây xúc cảm của người khác.
  • Vì thế, giáo viên phải quan tâm tổ chức đời sống chung của trẻ, phải điều hòa mọi quan hệ giữa các em.
  • Muốn giáo dục tình cảm cho học sinh tiểu học cần phải đi từ những hình ảnh trực quan sinh động. Phải khéo léo tế nhị khi tác động đến các em. Tình cảm phải luôn được củng cố trong những hoạt động cụ thể. Muốn giáo dục trẻ em đạt kết quả tốt phải tuân theo những nguyên tắc giáo dục

Về Hướng Nghiệp Học Đường

Liên quan

Tương lai với sức khoẻ học đường

Cùng tìm hiểu về sức khỏe học đường Sức khoẻ học đường hiện nay đang ...

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.