Trang chủ / Tư vấn học đường / Tư vấn tâm lý / Đặc điểm tâm lý lứa tuổi thiếu niên (từ 11 – 15 tuổi)

Đặc điểm tâm lý lứa tuổi thiếu niên (từ 11 – 15 tuổi)

Hướng Nghiệp Học Đường xin được giới thiệu đến quý thầy cô cùng các bậc phụ huynh và các em học sinh: Đặc điểm tâm lý lứa tuổi thiếu niên (từ 11 – 15 tuổi)
– Ở lứa tuổi thiếu niên nhận thức có tính chủ định phát triển mạnh. Đặc điểm tri giác có chủ định, phát triển cao khả năng quan sát và đang dần hình thành tính người lớn. Tuy nhiên còn hấp tấp vội vàng, tính tổ chức và tính hệ thống còn kém. Trong học tập giáo viên cần tích cực rèn luyện kĩ năng quan sát cho các em học sinh.
– Lứa tuổi thiếu niên có trí nhớ từ ngữ logic phát triển mạnh, áp dụng thao tác tư duy để ghi nhớ chính xác hiệu quả. Tuy nhiên còn nhiều mâu thuẫn và thiếu sót, ghi nhớ máy móc. Ở nhà trường giáo viên cần dạy cho học sinh phương pháp ghi nhớ có ý nghĩa (phân đoạn theo ý nghĩa, lập dàn ý, tách ý làm điểm tựa).
– Độ tuổi thiếu niên có tư duy phát triển mạnh, có khả năng phân tích, suy luận, tổng hợp, trừu tượng và khái quát hóa phát triển. Trong dạy học cần rèn cho các em thao tác tư duy, phát triển tư duy trừu tượng, kỹ năng suy nghĩ độc lập và có phê phán.
– Lứa tuổi thiếu niên có khả năng tưởng tượng và “Thần tượng hóa” khi xây dựng hình mẫu lý tưởng còn xa rời thực tế.
– Các em ở lứa tuổi thiếu niên có sức tập trung chú ý cao hơn, lâu hơn và có thể phân tán chú ý nếu không hấp dẫn, điều kiện học tập không tốt phức tạp, có mâu thuẫn đòi hỏi giáo viên cần tổ chức giờ học có nội dung phù hợp gây hứng thú và chủ động cho các em.
– Xúc cảm ở lứa tuổi thiếu mang tính ổn định, do nhận thức được nguyên nhân gây nên xúc cảm, nên có thể làm chủ được xúc cảm và bản thân. Xúc cảm xuất hiện trong giao tiếp (với bạn bè –thầy cô-cha mẹ) -> người lớn tổ chức những hoạt động tích cực -> hình thành đời sống tình cảm đẹp.
– Tình cảm ở lứa tuổi thiếu được thể hiện với gia đình, bạn bè, tình yêu, trí tuệ và thẩm mỹ.
+ Tình cảm gia đình: Do nhận thức được vai trò trong gia đình và giao tiếp ngoài xã hội nên các em có ý thức trách nhiệm với gia đình.
+ Tình cảm bạn bè: Có nhu cầu kết bạn để chia sẻ những vấn đề trong học tập, gia đình . . . các em cần tình bạn chân thành, bền vững.
+ Tình cảm khác giới (tình yêu): Xuất hiện nhu cầu yêu đương (sự phát triển cơ thể + mở rộng giao tiếp + tính người lớn). Tình cảm trí tuệ và thẩm mỹ.
– Tình cảm còn biểu hiện sinh lý, nhận thức, hành vi cử chỉ và điệu bộ. Khi giáo dục xúc cảm – tình cảm cho thiếu niên, nhà giáo dục tránh tạo ra những cơn xúc động mạnh ảnh hưởng không tốt đến sức khoẻ của thiếu niên, tôn trọng nhu cầu chính đáng của các em.
– Lứa tuổi thiếu niên có cảm giác mình là người lớn, nguyện vọng hòa mình vào tập thể, tìm một chỗ đứng trong lòng tập thể. Tự nhận thức về bản thân mình, nhận thức về sự trưởng thành của bản thân, tìm hiểu phẩm chất và năng lực riêng của bản thân và của người khác. Khả năng đồng nhất với giới tính hình thành những xúc cảm, tình cảm mới, bắt chước người lớn. Có nhu cầu đánh giá bản thân, đánh giá người khác, so sánh mình với người khác (cảm nhận mình là người lớn), rung cảm với những hành vi của mình dễ tự kiêu, tự ti hoặc mặc cảm. Hình thành sự tự giáo dục khi chưa hài lòng với mục đích đề ra, tự đề ra mục đích để thực hiện. Đây là thời kì chuyển tiếp từ trẻ con sang người lớn, là thời kì phát triển đầy khó khăn, phức tạp, biến động và khủng hoảng. Nhà giáo dục hướng dẫn, động viên, khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho tự ý thức của các em phát triển để tự giáo dục hỗ trợ đắc lực cho giáo dục nhà trường và gia đình.

Về Hướng Nghiệp Học Đường

Liên quan

Tương lai với sức khoẻ học đường

Cùng tìm hiểu về sức khỏe học đường Sức khoẻ học đường hiện nay đang ...

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.