Kinh tế Đối ngoại, Kinh tế Quốc tế và Kinh doanh Quốc tế
Việt Nam trên con đường hội nhập kinh tế với thế giới. Đã và đang mở ra thế giới nghề nghiệp rộng lớn. Các bạn trẻ đam mê ngành kinh tế. Bạn đang có sự phân vân khi lựa chọn nghề. Chọn vào ngành Kinh tế Đối ngoại, Kinh tế Quốc tế hay Kinh doanh Quốc tế. Hướng nghiệp học đường sẽ cùng các bạn tìm hiểu ba ngành kinh tế trọng điểm hiện nay.
1. Kinh tế Đối ngoại:
Kiến thức:
- Kiến thức cơ bản và hệ thống về kinh tế quốc tế: Kinh tế học quốc tế, Thương mại và kinh doanh quốc tế, Tài chính quốc tế.
- Kiến thức chuyên ngành, chuyên sâu về thương mại quốc tế. Quản lý thị trường ngoại hối và đầu tư quốc tế. Có khả năng phân tích và đánh giá hiệu quả kinh doanh xuất nhập khẩu. Sự biến động của tỷ giá hối đoái và đầu tư quốc tế.
- Xây dựng, tổ chức thực hiện các chính sách thương mại và dự án đầu tư trong, ngoài nước. Các kiến thức, tri thức kinh tế và kinh doanh hiện đại về khu vực và thế giới; Phương pháp luận khoa học để thích nghi với sự thay đổi nhanh chóng của môi trường trong nước và quốc tế.
Kỹ năng:
- Phân tích, đánh giá những vấn đề lý luận cơ bản trong lĩnh vực: Kinh tế quốc tế và Kinh doanh quốc tế.
- Kỹ năng tổng hợp, phân tích, đánh giá. Xử lý các vấn đề thực tiễn của nền kinh tế Việt Nam, khu vực và thế giới.
- Kỹ năng nghiệp vụ: Đàm phán quốc tế, giao dịch thương mại quốc tế. Thanh toán quốc tế, tài chính quốc tế. Vận tải, bảo hiểm trong thương mại quốc tế. Xây dựng, phân tích, quản trị dự án…
- Kỹ năng : Tin học, ngoại ngữ (đạt chuẩn chất lượng 4.0 IELTS). Giao tiếp, lãnh đạo và quản lý, trình bày và làm việc nhóm.
Năng lực – Việc làm:
- Cán bộ: Quản lý, Hoạch định chính sách, Kinh tế Đối ngoại và Hợp tác Quốc tế của các cơ quan quản lý nhà nước từ trung ương đến địa phương.
- Giảng dạy, nghiên cứu tại các cơ sở đào tạo Đại học. Viện nghiên cứu liên quan đến lĩnh vực Kinh tế, thương mại và tài chính quốc tế.
- Nghiên cứu, tư vấn tại các Viện nghiên cứu. Trung tâm nghiên cứu. Tổ chức quốc tế trong và ngoài nước trong lĩnh vực Kinh tế quốc tế và Kinh doanh quốc tế).
- Chuyên viên ( Các doanh nghiệp trong và ngoài nước có liên quan đến các yếu tố quốc tế như xuất nhập khẩu, doanh nghiệp nước ngoài, đầu tư quốc tế, kinh doanh quốc tế…).
- Nhân viên (Xuất nhập khẩu, ngân hàng, chứng khoán, doanh nghiệp nước ngoài, văn phòng đại diện…)
Các trường đào tạo:
- Đại học Ngoại thương, Đại học Kinh tế – Luật (Đại học Quốc gia TPHCM),
- Đại học Kinh tế Quốc dân, Đại học Kinh tế (Đại học Quốc Gia Hà Nội…).
- Mời các bạn tham khảo bài: Các trường Đại học, Cao đẳng đào tạo ngành Kinh tế
2. Kinh tế Quốc tế
Kiến thức:
- Phân tích và xây dựng chính sách thương mại quốc tế. Hội nhập nền kinh tế quốc tế, kinh doanh xuất nhập khẩu, luật thương mại quốc tế…
- Tổ chức thực hiện các kế hoạch xuất nhập khẩu. Quản lý và điều hành các công việc về hợp đồng kinh tế xuất nhập khẩu. Các công việc về nghiệp vụ xuất nhập khẩu như giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu, vận tải, bảo hiểm, hải quan, kiểm định hàng hóa, nghiên cứu thị trường, dự báo thị trường quốc tế…
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến lợi ích của công ty trong thương mại quốc tế. Hoạch định chiến lược, nâng cao lợi thế cạnh tranh của công ty trên trường quốc tế.
Kỹ năng:
- Có tố chất cẩn thận, nhanh nhẹn, linh hoạt, tinh thần trách nhiệm cao và có khả năng chịu áp lực cao trong công việc…
- Có tư duy chiến lược tốt và có những quyết định đúng đắn nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển, hội nhập nền kinh tế quốc tế.
- Có các kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ: kinh doanh xuất nhập khẩu, thanh toán quốc tế, vận tải quốc tế, đàm phán/thuyết phục, giao tiếp, tổ chức và kiểm soát công việc hiệu quả, giải quyết vấn đề…
Năng lực – Việc làm:
- Cán bộ ( Bộ Công thương, Sở Công thương, Sở Kế hoạch và đầu tư, Cơ quan xúc tiến thương mại, Các văn phòng quản lý đầu tư nước ngoài, Các tổ chức kinh tế và xã hội, Các trường đại học, Các viện và trung tâm nghiên cứu kinh tế, Các công ty kinh doanh xuất nhập khẩu, Các công ty vận tải quốc tế).
- Chuyên viên ( Bộ phận thanh toán quốc tế trong các ngân hàng thương mại và các công ty đa quốc gia. Phòng kinh doanh, Phòng nghiệp vụ xuất nhập khẩu của các đơn vị sản xuất kinh doanh, Các công ty thương mại, Các công ty xuất nhập khẩu, Các văn phòng đại diện, Các đơn vị dịch vụ, Đại lý vận tải tàu biển, hàng không, bảo hiểm, ngân hàng ngoại thương, Các cảng xuất nhập khẩu, bộ phận xuất nhập khẩu tại các cửa khẩu, các cơ quan ban ngành quản lý ngoại thương và xuất nhập khẩu, các trường Đại học, Cao đẳng có bộ môn hay chuyên ngành kinh tế quốc tế)… để thực hiện các nghiệp vụ: lập và tổ chức thực hiện các kế hoạch xuất nhập khẩu; quản lý và điều hành các công việc về hợp đồng kinh tế xuất nhập khẩu; các công việc về nghiệp vụ xuất nhập khẩu như giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu, vận tải, bảo hiểm, hải quan, kiểm định hàng hóa, nghiên cứu thị trường, dự báo thị trường quốc tế…
Các trường đào tạo:
- Đại học Kinh tế Quốc dân, Đại học Kinh tế TP.HCM, Đại học Ngoại thương…
- Mời các bạn tham khảo bài: Các trường Đại học, Cao đẳng đào tạo ngành Kinh tế
3. Kinh doanh Quốc tế
Kiến thức:
- Kiến thức về kinh doanh, luật quốc tế và môi trường kinh doanh quốc tế, quản trị nguồn nhân lực quốc tế, hoạt động hậu cần kinh doanh quốc tế và xuất- nhập khẩu, nghiên cứu thị trường, xây dựng chương trình truyền thông và hệ thống phân phối quốc tế, Kinh doanh quốc tế, Kỹ thuật nghiệp vụ ngoại thương, Đầu tư quốc tế, Tài chính quốc tế, Rủi ro và bảo hiểm trong kinh doanh quốc tế….
- Kiến thức về quản trị kinh doanh, các vấn đề tổng quan và chuyên sâu về thương mại quốc tế, các chính sách kinh tế đối ngoại chủ yếu hiện nay liên quan đến vấn đề chống bán phá giá , tranh chấp trong thương mại quốc tế, cách thức xâm nhập thị trường nước ngoài, đặc điểm phát triển kinh tế thế giới trong xu hướng toàn cầu hóa, những vấn đề về hội nhập kinh tế, đầu tư quốc tế tại Việt Nam,…
Kỹ năng:
- Kỹ năng giao tiếp và đàm phán quốc tế, hoạt động kinh doanh quốc tế trong các tổ chức và doanh nghiệp, marketing, bán hàng, nhân sự, nghiệp vụ ngoại thương ., làm việc nhóm, đàm phán – thương lượng, cùng nghiệp vụ về thanh toán quốc tế, bảo hiểm ngoại thương, cách thức xâm nhập thị trường nước ngoài…
- Phát triển và hiểu rõ các chiến lược kinh doanh toàn cầu.
- Phát triển tổ chức hoặc doanh nghiệp trên nền tảng sử dụng tối ưu nguồn lực trong các hoạt động kinh doanh quốc tế. năng lực khởi nghiệp, năng lực cạnh tranh trong các hoạt động kinh doanh quốc tế.
Năng lực – Việc làm:
- Cán bộ ( Liên doanh quốc tế, xuất nhập khẩu, quản trị doanh nghiệp quốc tế và các lĩnh vực khác).
- Chuyên viên (Các tập đoàn đa quốc gia, Các công ty lớn trong nước. trong lĩnh vực chuỗi cung ứng, logistic, mua hàng trong các công ty sản xuất, dịch vụ trong và ngoài nước, xuất nhập khẩu tại các doanh nghiệp).
- Quản lý (mua hàng, chuỗi cung ứng, dịch vụ tại các công ty hàng tiêu dùng, công ty bán lẻ, các tập đoàn kinh doanh lớn tại Việt Nam và khu vực). Đại diện (Các công ty toàn cầu tại Việt Nam hoặc các công ty Việt Nam tại nước ngoài.)
Các trường đào tạo:
- Đại học Kinh tế Tài chính Tp.HCM (UEF).
- Mời các bạn tham khảo bài: Các trường Đại học, Cao đẳng đào tạo ngành Kinh tế
Hướng nghiệp học đường đã cơ bản giúp các bạn tìm hiểu, phân biệt Kinh tế Đối ngoại, Kinh tế Quốc tế và Kinh doanh Quốc tế; qua đó giúp các bạn có cái nhìn đúng đắn về ngành học tương lai. Dù bạn lựa chọn ngành học nào thì cũng cần nhớ, am hiểu kiến thức về kinh tế, kinh doanh, nhanh nhẹn tháo vát, có khả năng giao tiếp tốt, trình độ ngoại ngữ tốt … kiến thức nghề nghiệp vững vàng thì sẽ có tương lai tươi sáng trong nền kinh tế hội nhập quốc tế ở nước ta hiện nay.
( Hướng Nghiệp Học Đường)