Trang chủ / Ngành nghề / Công nghệ thông tin / Định hướng ngành công nghệ thông tin

Định hướng ngành công nghệ thông tin

Bạn muốn tìm hiểu ngành Công nghệ thông tin?

Bạn là học sinh Trung học phổ thông, THCS hay tiểu học. Bạn rất thích công nghệ thông tin, ngành đó gây nhiều hứng thú khiến bạn đam mê.
Quý anh chị là phụ huynh có con em đang học phổ thông. Anh chị rất muốn định hướng con em mình theo ngành công nghệ thông tin. Còn chưa rõ những thông tin, cách đào tạo của ngành này. Câu hỏi mà nhiều bạn và phụ huynh quan tâm :

  • Muốn học ngành Công Nghệ Thông Tin cần chuẩn bị những gì ?
  • Ngành Công nghệ thông tin gồm những chuyên ngành nào ?
  • Học Công nghệ thông tin sau này ra làm gì ?
  • Cần có tố chất gì mới học được Công nghệ thông tin ?
  • Ngành Công nghệ thông tin phù hợp với những ai ?
  • Tôi, Con tôi, Em tôi thích chơi game và sử dụng máy tính và điện thoại thông minh rất sành. Có nên hướng theo ngành công nghệ thông tin không ?
  • Tôi muốn lập trình game cần học gì ?

Lựa chọn chuyên ngành Công nghệ thông tin :

chuyen nganh cong nghe thong tin

Có rất nhiều câu hỏi mà các bạn và anh chị muốn đặt ra. Nhằm định hướng theo ngành trong tương lai. Là một người cũng đã từng trải qua hoàn cảnh đó. Xin chia sẻ những kinh nghiệm có được với các anh chị phụ huynh và các bạn học sinh.

Muốn học ngành Công Nghệ Thông Tin cần chuẩn bị những gì ?

Thật ra ngành công nghệ thông tin không khó như nhiều người nghĩ. Bạn đang học phổ thông, chỉ cần bạn học tốt, hoàn tất chương trình học phổ thông. Bạn cần có đam mê và thực sự chăm chỉ . Ở chương trình học phổ thông các bạn cũng đã được học Tin học. Đấy là những phần cơ bản để sau này vào Đại Học hoặc 1 trường cao đẳng, nghề nào đó. Bạn có thể phát huy tốt hơn và biến nó thành thế mạnh của mình.

Ngành Công nghệ thông tin gồm những chuyên ngành nào ?

Ngành Công nghệ thông tin gồm các chuyên ngành như :

  • Khoa học máy tính.
  • Kỹ thuật máy tính.
  • Kỹ thuật phần mềm.
  • Hệ thống thông tin quản lý.
  • Truyền thông mạng máy tính.
  • Đồ họa máy tính.

Học Công nghệ thông tin sau này ra làm gì ?

Ngành khoa học máy tính

  • Ngành khoa học máy tính là gì ? (Sẽ được bổ sung ở phần sau).lap-trinh-phan-mem
  • Ngành này giúp người học nắm vững kiến thức thuật toán. Hiểu biết đầy đủ về các lĩnh vực đa dạng của máy tính. Từ đó, người học mới tiếp tục đào sâu về một mảng chuyên biệt của CNTT như Công nghệ Phần mềm, Lập trình Di động … Quá trình chuyên biệt hóa kỹ năng này diễn ra khi SV học lên cao học. Học thêm chứng chỉ chuyên môn hoặc đơn giản là được đào tạo thực tế tại doanh nghiệp.
  • Học xong chuyên ngành này sau khi ra trường sinh viên có thể học sâu hơn và làm về ngành phần mềm, lập trình ứng dụng, di động.

Ngành kỹ thuật máy tính :

  • Ngành kỹ thuật máy tính là gì ? (Bổ sung bài viết ở phần sau).
  •  Lập trình viên, đặc biệt là lập trình các phần mềm nhúng trên các thiết bị di động (smartphone, tablet, iphone, ipad,…), các vi xử lý-vi điều khiển trong các hệ thống công nghiệp, xe ô tô, điện gia dụng, ngôi nhà thông minh,…
  • Kỹ sư thiết kế mạch điện-điện tử, mạch điều khiển trong công nghiệp, vi mạch, chip,…
  • Kỹ sư đảm nhiệm các công việc về công nghệ thông tin nói chung trong các cơ quan, doanh nghiệp chuyên và không chuyên về công nghệ thông tin.
  • Làm việc trong các trường đại học, viện nghiên cứu

Ngành kỹ thuật phần mềm :

Ngành kỹ thuật phần mềm là gì ? (Bổ sung bài viết ở phần sau).

Sinh viên tốt nghiệp sẽ trở thành các kỹ sư phần mềm có chất lượng tốt, có thể làm việc trong các dự án phần mềm vừa và lớn như sau:

  • Các công ty phát triển phần mềm, thiết kế website, gia công phần mềm, game; bộ phận vận hành và phát triển CNTT của các cơ quan, nhà máy, trường học, ngân hàng, …,các doanh nghiệp có ứng dụng CNTT; các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp thuộc lĩnh vực CNTT.
  • Chuyên viên phân tích, thiết kế, cài đặt, quản trị, bảo trì các phần mềm máy tính đáp ứng các ứng dụng khác nhau trong các cơ quan, công ty, trường học…
  • Làm việc ở bộ phận công nghệ thông tin hoặc cần ứng dụng công nghệ thông tin của tất cả các đơn vị có nhu cầu (hành chính sự nghiệp, ngân hàng, viễn thông, hàng không, xây dựng…).
  • Làm việc trong các công ty sản xuất, gia công phần mềm trong nước cũng như nước ngoài. Làm việc tại các công ty tư vấn về đề xuất giải pháp, xây dựng và bảo trì các hệ thống thông tin
  • Có thể tự phát hành các sản phẩm game, ứng dụng trên thiết bị di động.

Với xu hướng phát triển mạnh mẽ của công nghệ cao thì cơ hội và nhu cầu việc làm của ngành này là rất lớn nên luôn thu hút đông đảo các bạn trẻ và luôn là ngành thời thượng trong lĩnh cực Thông tin và Truyền thông. Ở Việt Nam, đây là ngành mũi nhọn được Đảng và Nhà nước rất quan tâm và đầu tư phát triển vì nhu cầu tuyển dụng các kỹ sư CNTT và ngành Phát triển phần mềm nói riêng sẽ rất cao trong thời gian tới.

Ngành hệ thống thông tin quản lý :

Ngành hệ thống thông tin quản lý là gì ?

  • Cử nhân, kỹ sư ngành Hệ thống thông tin có khả năng tham gia các nhóm phát triển các hệ thống thông tin tự động hóa, khả năng nắm bắt và vận hành, thay đổi các hệ thống thông tin tự động hóa, khả năng nắm bắt và vận hành, thay đổi các hệ thống thông tin tin học hóa phù hợp với đòi hỏi của sự phát triển của tổ chức, xí nghiệp hoặc học tiếp lên các trình độ cao hơn.
  • Vị trí có thể đảm nhận :
    • Phân tích hệ thống, tích hợp hệ thống.
    • Quản trị viên HTTT trong cơ quan, xí nghiệp.
    • Lập trình viên CSDL.
    • Nhân viên đào tạo và hướng dẫn nhân viên ở các bộ phận quản lý dự án trong các hướng ngành: giáo dụng điện tử, thương mại điện tử, chính phủ điện tử, các hệ thống thông tin địa lý (GIS).
    • Nghiên cứu viên, giảng viên.

Ngành truyền thông & mạng máy tính :

Ngành mạng máy tính và truyền thông là gì ?

Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể đảm nhận các công việc: 

  • Quản trị mạng
  • Lập trình mạng
  • Kỹ sư phân tích, thiết kế, xây dựng hệ thống
  • Chuyên gia về an ninh hệ thống
  • Giảng viên, nghiên cứu viên

mang may tinh

Ngành Đồ Họa Máy Tính :

Ngành đồ họa máy tính là gì ?

Những cơ hội nghề nghiệp dành cho các cử nhân tốt nghiệp ngành Thiết kế đồ họa có thể kể đến như sau:

  • Chuyên viên thiết kế, tư vấn thiết kế tại các công ty quảng cáo, công ty thiết kế, công ty truyền thông và tổ chức sự kiện.
  • Studio nghệ thuật, xưởng phim hoạt hình và truyện tranh, các tòa soạn, các nhà xuất bản, cơ quan truyền hình, báo chí…
  • Ngoài ra, sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể tự thành lập doanh nghiệp, các công ty thiết kế, dịch vụ studio hoặc tư vấn, giảng dạy tại các trường học, trung tâm, CLB,…
  • Hơn nữa, như một đặc thù ưu ái, ngành Thiết kế đồ họa luôn mang lại những cơ hội làm thêm hấp dẫn tại nhà như thiết kế website, thiết kế logo, nhận diện thương hiệu,…

chuyen-nganh-thiet-ke-do-hoa_0

Tôi muốn lập trình game cần học gì ?

Còn nữa …..

Về IThelpdesk Pro

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.