Lựa chọn ngành tự động hóa cho tương lai
Việt Nam đang trên đường hội nhập quốc tế. Sự phát triển mạnh nền công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Đòi hỏi nguồn nhân lực vô cùng to lớn trong lĩnh vực kĩ thuật. Đặc biệt là đội ngũ kĩ sư trong ngành tự động hoá. Bạn sẽ có nhiều cơ hội nghề nghiệp khi chọn ngành tự động hoá làm nghề nghiệp tương lai. Hướng Nghiệp Học Đường trân trọng giới thiệu đến với các bạn: Những yêu cầu để trở thành kĩ sư ngành tự động hoá.
Đặc điểm hoạt động của ngành tự động hoá
- Hiện nay ở nước ta có rất nhiều nhà máy, khu công nghiệp và các dây chuyền sản xuất. Đang được ứng dụng hệ thống điều khiển và tự động hoá. Để nghiên cứu, thiết kế, vận hành các hệ thống tự động. Đòi hỏi các kĩ sư được đào tạo bài bản và có hệ thống. Kĩ sư ngành tự động hoá được tìm hiểu kiến thức nền tảng và kiến thức chuyên ngành.
- Kiến thức nền tảng về công nghệ thông tin và máy tính, điện tử, cơ khí. Kiến thức về thiết bị tự động: Role, cảm biến, máy khí nén thuỷ lực, cơ cấu chấp hành…
- Kiến thức chuyên ngành về điều khiển và tự động hoá. Kỹ năng lập trình điều khiển trên máy tính và trên các thiết bị chuyên ngành ZEN, PLC, LOGO, FPGA… Kiến thức về gia công: CAD/CAM/CNC.
Điều kiện làm việc và cơ hội nghề nghiệp của ngành tự động hóa:
Điều kiện làm việc:
- Kỹ sư ngành kỹ thuật điều khiển và tự động hoá có thể làm việc trong rất nhiều lĩnh vực.
- Làm cán bộ Viện nghiên cứu, ứng dụng; Trung tâm thiết kế; Khu công nghệ cao.
- Làm giảng viên Đại học, Cao đẳng theo chuyên ngành.
- Trở thành chuyên viên trong các công ty sản xuất công nghiệp. Tư vấn kỹ thuật, chuyển giao công nghệ.
Cơ hội nghề nghiệp:
- Cơ hội nghề nghiệp luôn rộng mở với kỹ sư ngành kỹ thuật điều khiển và tự động hoá.
- Trong lĩnh vực nghiên cứu: lập trình PCL, kỹ thuật điều khiển, thiết kế hệ thống…
- Trong lĩnh vực sản xuất: vận hành dây chuyền sản xuất trong các nhà máy xi măng, phân bón, dệt may, giấy, đường, đồ hộp, thực phẩm…
- Trong lĩnh vực giao thông: hệ thống tín hiệu, đèn chiếu sáng…
- Trong lĩnh vực nông lâm ngư nghiệp: hệ thống tự động sản xuất, thu hoạch, chế biến…
- Kỹ sư ngành kỹ thuật điều khiển và tự động hoá có mức thu nhập cao so với mặt bằng nghề nghiệp. Các công ty, nhà máy luôn tăng cường hiện đại hoá cho nên luôn cần nguồn nhân lực dồi dào. Với những kỹ sư giỏi không phải lo về kinh tế và viễn cảnh thất nghiệp.
Những nghề nghiệp trong ngành tự động hóa:
- Kỹ sư ngành tự động hoá được đào tạo bài bản, vững chuyên môn, thành thạo kỹ năng.
- Có thể đảm đương được nhiều lĩnh vực nghề nghiệp khác nhau như: Nghiên cứu, thiết kế, khai thác, vận hành, hiệu chỉnh, bảo trì hệ thống tự động hoá trong các dây chuyền sản xuất…
Những phẩm chất và kỹ năng cần thiết trong ngành tự động hóa:
- Thông minh, sáng tạo trong công việc. Có sự kiên trì và khả năng tập trung cao độ.
- Biết chủ động trong công việc. Thích nghiên cứu, tìm hiểu máy móc, thiết bị kỹ thuật. Yêu thích lĩnh vực tự động hoá.
- Có sự siêng năng, cần cù, ham học hỏi. Có tinh thần hợp tác làm việc nhóm
- Có năng lực ngoại ngữ tiếng Anh để giao tiếp và đọc tài liệu hướng dẫn kỹ thuật.
- Có năng lực phán đoán, năng lực tư vấn, giám sát…
- Giỏi công nghệ thông tin, thành thạo các phần mềm thiết kế, gia công…
Địa chỉ đào tạo của ngành tự động hóa:
- Các trường như: Đại học Bách khoa Hà Nội, Đại học Bách khoa TP.HCM, Đại học Công nghiệp Hà Nội, Đại học Công nghệ TP.HCM, Đại học Giao thông Vận tải, Đại học Công nghiệp Thái Nguyên, Đại học Mỏ – Địa chất…
- Hầu hết các trường kỹ thuật, công nghệ, công nghiệp đều đào tạo chuyên ngành tự động hoá và kỹ thuật điều khiển.
Nhìn chung:
Bạn muốn trở thành kỹ sư ngành tự động hoá và kỹ thuật điều khiển. Đòi hỏi bạn phải có những tố chất và năng lực phù hợp với đòi hỏi của ngành. Luôn thực hiện những nguyên tắc trong lựa chọn nghề nghiệp là: Lựa chọn nghề nghiệp mình yêu thích. Lựa chọn nghề nghiệp mình có năng lực. Lựa chọn nghề nghiệp đáp ứng nhu cầu xã hội.Hướng Nghiệp Học Đường rất mong các bạn có sự lựa chọn đúng đắn cho tương lai của mình.