Nghề đầu bếp là gì?
Nghề đầu bếp là những người làm công việc nấu ăn chuyên nghiệp. Người làm nghề đầu bếp không bao giờ lo thất nghiệp. Công việc của người làm đầu bếp không hề đơn giản. Có rất nhiều quy định và yêu cầu đối với người làm nghề đầu bếp. Mời bạn cùng tìm hiểu nghề để xem mình có phù hợp với này không.
Học nghề đầu bếp ra trường làm gì?
- Học nghề đầu bếp ra bạn sẽ làm công việc nấu ăn chuyên nghiệp. Đối tượng lao động của bạn là các loại thực phẩm và gia vị. Thực phẩm có nguồn gốc từ động vật và thực vật. Công việc bắt đầu từ việc chuẩn bị nguyên liệu (thực phẩm và gia vị), dụng cụ, thiết bị phục vụ nấu ăn. Nghề đầu bếp đòi hỏi sự kiên nhẫn khéo léo và tỉ mỉ. Từ nguyên liệu ban đầu qua bàn tay người đầu bếp trở thành món ăn ngon, hấp dẫn.
- Nội dung lao động của nghề đầu bếp là thực hiện các thao tác sau: Sơ chế nguyên liệu theo yêu cầu của các món ăn. Chế biến các món ăn bằng sử dụng nhiệt (quay, luộc, rán, nướng, om, hấp, kho…) và không dùng nhiệt (nộm, gỏi…). Trang trí và hoàn thiện sản phẩm.
- Công cụ lao động của nghề đầu bếp là các dụng cụ để sơ chế nguyên liệu (dao, cối, máy xay…). Các dụng cụ để chế biến món ăn (bếp, xoong, chảo, thìa, đũa…). Các dụng cụ để bảo quản và trình bày các món ăn (tủ lạnh, bát, đĩa, khay…).
- Điều kiện lao động của nghề đầu bếp là làm việc trong nhà. Công việc có cường độ lao động cao. Đầu bếp chủ yếu làm việc ở tư thế đứng. Đầu bếp chịu ảnh hưởng của nhiệt độ, độ ẩm, khói và mùi. Đây là nghề lao động nặng nhọc và độc hại.
Các trường đào tạo nghề đầu bếp
Bạn có thể tham gia các khóa học ngắn hạn hoặc dài hạn. Hầu như các trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp du lịch đều đào tạo đầu bếp. Những nơi có đào tạo nghề đầu bếp:
Học viện ẩm thực Hà Nội
ĐH Công nghiệp Thực phẩm Tp. HCM
Cao đẳng Thương mại và Du lịch Hà Nội
Trường Cao đẳng Văn Lang Hà Nội
Cao đẳng Du lịch Hà Nội
Trường Cao đẳng nghề du lịch Sài Gòn
Trường cao đẳng quốc tế Pegasus
Trường Cao đẳng nghề du lịch Đà Nẵng
Trường Cao đằng nghề Việt Úc Đà Nẵng
Cao đẳng nghề Du lịch Vũng Tàu
Trường Trung cấp nghề: Nấu ăn và Nghiệp vụ Khách sạn Hà Nội; Quản lý khách sạn Việt Úc; Việt Giao; Khôi Việt
Trường Trung cấp Kinh tế – Du lịch Hoa Sữa
Trung cấp Du lịch và Khách sạn Saigontourist,…
Trường đào tạo bếp quốc tế VCA
Trung tâm dạy nấu ăn: Sao Mai; ẩm thực 24h; ẩm thực Netspace; Bách Khoa; Ezcooking; Hướng nghiệp Á – Âu…
Bên cạnh đó bạn cũng có thể tự học từ những đầu bếp chuyên nghiệp.
Học nghề đầu bếp cần những tố chất gì?
Phẩm chất của người làm nghề đầu bếp
- Nghề đòi hỏi bạn phải có sức khỏe tốt. Có kiến thức phổ thông, biết tính toán hợp lý. Có sự khéo léo, tỉ mỉ, kiên nhẫn, cẩn thận trong công việc. Chăm chỉ học hỏi lĩnh hội kiến thức nghề nghiệp. Có khả năng làm việc theo nhóm và khả năng chịu áp lực cao.
- Năng lực ngoại ngữ rất quan trọng với người làm đầu bếp giỏi. Ngoại ngữ sẽ giúp giao tiếp, học hỏi nghiệp vụ từ các nền ẩm thực trên thế giới.
Những kỹ năng cần thiết của người đầu bếp
- Để trở thành đầu bếp bạn phải có chuyên môn nghề nghiệp. Phải luôn sáng tạo trong chế biến và trình bày món ăn. Có con mắt thẩm mỹ và sự nhạy cảm với mùi. Có sự khao khát hoàn thiện bản thân và làm hài lòng thực khách.
- Đối với đầu bếp công ty, nhà ăn lớn, cần phải có kỹ năng tốt xử lý các món ăn bằng bếp từ công nghiệp. Bởi bếp từ công nghiệp là sản phẩm tân tiến, nó là giải pháp tiện lợi cho nhà ăn lớn.
- Người đầu bếp giỏi đòi hỏi phải có kỹ năng quản lý: Quản lý nhân sự; Quản lý tài chính…
- Kỹ năng tổ chức nhân sự, phân công nhiệm vụ, lập kế hoạch công việc…
- Kỹ năng giao tiếp rất quan trọng trong nghề. Luôn tươi tắn, niềm nở trong mọi hoàn cảnh. Luôn lắng nghe nhận xét, góp ý để nâng cao tay nghề.
Những người không nên theo nghề đầu bếp
- Những người có sức khỏe kém không nên theo nghề. Người có khiếm khuyết về thị giác, vị giác, khứu giác, tim mạch, thấp khớp… Đặc biệt là những bệnh tật có khả năng lây nhiễm không được làm nghề.
Cơ hội việc làm khi theo học nghề đầu bếp
- Sau khi học nghề bạn sẽ dễ kiếm công việc phù hợp. Bạn có thể làm việc ở những nơi như: nhà hàng, khách sạn, bếp ăn tập thể: bệnh viện, trường học… Tay nghề nâng cao sẽ giúp bạn nổi tiếng và sẽ mở ra nhiều cơ hội mới. Bạn có thể mở cửa hàng kinh doanh ăn uống. Bạn có thể trở thành đầu bếp riêng cho những người nổi tiếng. Bạn có thể trở thành người giới thiệu ẩm thực trên truyền hình…
- Nghề hiện nay có mức thu nhập khá tốt. Thu nhập tùy theo năng lực, kinh nghiệm trong công việc. Lương có thể từ 5 triệu tới hàng trăm triệu mỗi tháng.
Nhìn chung:
- Con đường trở thành bếp trưởng không đơi giản. Sau khi học nghề xong bạn sẽ phải bắt đầu từ công việc phụ bếp. Phải làm các công việc đơn giản như: Sơ chế thực phẩm (nhặt rau, làm cá, tôm, thịt…), vệ sinh dụng cụ hoặc bị sai vặt… Trải qua thời gian, bằng sự nỗ lực không ngừng học hỏi, tích lũy kinh nghiệm bạn có thể tiến xa hơn.
- Sự thành công trong nghề không tự nhiên đến. Thành công chỉ đến với bạn khi bạn thực sự nỗ lực. Tình yêu nghề, ý chí, nghị lực sẽ giúp bạn thành công. Nếu có sự phù hợp với nghề, bạn còn chần chừ gì nữa mà không chọn. Nghề đầu bếp sẽ mang lại sự thành công cho bạn.