Làm sao để quản lý tài chính hiệu quả với sinh viên?
Bạn đi học xa, bạn sống tự lập một mình. Bạn không có sự hỗ trợ từ người thân. Bạn đã học cách chi tiêu hợp lí cho bản thân chưa? Hướng Nghiệp Học Đường xin giới thiệu với các bạn: Một số kinh nghiệm chi tiêu hợp lí khi đang là sinh viên. Để có thể quản lí tài chính cho bản thân một cách hiệu quả. Bạn cần phải thực hiện những bước sau:
Bước 1: Lập bảng kế hoạch chi tiêu hằng tháng
- Học tập: Tiền học phí, tiền giáo trình, tiền tài liệu tham khảo, tiền thi, tiền phụ đạo, tiền quỹ lớp.
- Ở: Tiền thuê nhà, tiền điện, tiền nước, tiền đồ dùng sinh hoạt.
- Ăn uống: tiền ăn sáng, tiền trưa, tiền tối, tiền điện thoại.
- Đi lại: tiền vé xe buýt, tiền xăng xe, tiền gửi xe, tiền sửa xe…
- Giao lưu: bạn cũ, bạn quê, bạn lớp, nhóm…
- Tiết kiệm: Nên để dành 5 – 10% tổng số tiền bạn có.
- Để lập bảng chi tiêu hằng tháng được phù hợp. Bạn cần phải thực hiện thao tác chia nhỏ tổng số tiền hằng tháng vào những chiếc phong bì cụ thể. Tương ứng với các mục bạn đã lập kế hoạch. Không được chuyển tiền từ phong bì này sang phong bì khác. Đồng thời bạn còn phải lên phương án cắt giảm chi tiêu. Tìm nguồn thu nhập cho bản thân.
Bước 2: Chi tiêu hợp lí
- Bạn cần phải có một cuốn sổ ghi chép cụ thể các khoản chi tiêu: Hằng ngày, hằng tuần, hằng tháng và cả quãng đời sinh viên của mình. Bạn phải đánh dấu những khoản chi không hợp lí: Trong tuần, trong tháng. Phải khắc phục ở những tuần, những tháng tiếp theo.
- Trước khi đi mua hàng bạn cần ghi chép cụ thể những mặt hàng thiết yếu mình cần mua. Điều này tránh cho bạn tiêu lạm khi thích mua một số loại hàng hóa không cần thiết. Ví dụ: Bạn đi siêu thị để mua kem đánh răng. Xà phòng, dầu gội, nước rửa bát, gạo, dầu ăn, mắm, muối, bột nêm… Nhưng lại tiện tay lấy thêm một số loại bánh kẹo, hoa quả, đồ uống. (Mặt hàng không quan trọng nhưng hay được các bạn mua vì thích).
- Bạn phải nói không với chơi geme. Không hút thuốc lá, không ăn nhậu, không cờ bạc. Không tổ chức sinh nhật, tiệc tùng hoành tráng, không tụ tập đi chơi …
- Bạn cần chủ động phương án cắt giảm chi tiêu cố định bằng cách chia sẻ chi phí sinh hoạt với bạn bè: Cùng thuê nhà với bạn để ở chung. Chọn nơi ở phù hợp với sinh hoạt và túi tiền. Chung tiền điện nước, ăn uống, đi lại, giảm tiền điện thoại, tiết kiệm xăng xe đi lại, hạn chế đi chơi cafee tán gẫu. Thực hiện nguyên tắc tham khảo giá trước khi mua hàng (Các chương trình khuyến mại, so sánh giá cả, công dụng khi mua hàng). Bạn cố gắng giảm chi tiêu và chuyển số tiền cắt giảm vào phần tiết kiệm.
Bước 3: Tìm nguồn thu nhập cho bản thân.
- Để có nguồn thu nhập cho bản thân thì bạn cần lập kế hoạch việc làm. Những việc làm bạn lựa chọn đòi hỏi bạn phải tự học. Phải phù hợp với bản thân. Không phải bỏ chi phí học nghề. Thông thường có rất nhiều công việc đơn giản phù hợp với các bạn. Đi tiếp thị, giới thiệu sản phẩm, phục vụ nhà hàng, gia sư … Tuy nhiên, công việc làm thêm không được làm ảnh hưởng đến bạn.Trong việc học tập, thời gian nghiên cứu của các bạn.
- Thực hiện phương án tích lũy và đầu tư hợp lí. Để có tích lũy cho tương lai bạn cần phải thực hành tiết kiệm. Tiết kiệm từ những khoản tiền nhỏ bạn dành dụm hằng tháng. Bạn phải tiết kiệm khoản thu nhập từ làm thêm. Bạn phải có phương án đầu tư cho tương lai. Số tiền đầu tư không nằm trong khoản tiền tiết kiệm hằng tháng của bạn. Bởi vì nếu đầu tư rủi ro thất bại cũng không khiến bạn kiệt quệ.
Nhìn chung:
Đây là các bước quản lí tài chính cho bản thân mà bạn nên tham khảo. Hướng Nghiệp Học Đường chúc các bạn thực hiện tốt việc quản lí tài chính của bản thân và tương lai tươi sáng đang chờ đợi các bạn phía trước.
1 bình luận
Bình luận Bạn sẽ làm gì sau khi có điểm thi trung học phổ thông