Tại sao phải rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh?
Quản lý trẻ an toàn trong mùa hè. Đây là vấn đề làm đau đầu không ít các bậc phụ huynh. Làm thế nào để trẻ có một mùa hè lí thú, bổ ích. Hướng Nghiệp Học Đường xin gửi đến quý thầy cô, các bậc phụ huynh bài viết: Rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh trong mùa hè.
Bước 1: Xây dựng khung thời gian cho hoạt động hè.
- Đối với các bậc phụ huynh thì việc quản lí trẻ trong hè có rất nhiều khó khăn. Khi bản thân phải đi làm còn con cái ở nhà. Để quản lý con trẻ hiệu quả rất cần sự hợp tác tích cực giữa bố mẹ và con cái. Trong khi xây dựng khung thời gian hoạt động trong hè của trẻ. Đối với trẻ còn đang ở lứa tuổi Tiểu học. Cha mẹ nên xây dựng kế hoạch cụ thể cho trẻ thực hiện. Với trẻ từ THCS đến THPT thì cha mẹ chỉ cần gợi ý. Để học sinh tự xây dựng thời gian biểu cho phù hợp với bản thân của trẻ.
- Khung thời gian hoạt động hiệu quả cho trẻ. Được xây dựng tuỳ theo đặc điểm, điều kiện, hoàn cảnh của mỗi gia đình. Tuy nhiên, để có hiệu quả cao. Cần sự tham khảo đánh giá của thầy, cô giáo. Sự góp ý của các chuyên gia về giáo dục, về kỹ năng sống…
Bước hai: Trang bị kỹ năng sống cho trẻ trong hè
- Đối với trẻ ở môi trường đô thị. Các bậc phụ huynh cần chú trọng trang bị cho trẻ những kỹ năng sống cho bản thân.
- Để trẻ có kỹ năng tự lập. Tự chăm lo cho bản thân. Tự thích nghi được với hoàn cảnh. Tự ứng biến khi xảy ra sự cố. Cha mẹ nên cho trẻ tham gia các lớp học kỹ năng sống.
- Trẻ được tham gia các lớp học kỹ năng sống sẽ có sự bổ sung. Hoàn thiện những kỹ năng còn khiếm khuyết của bản thân. Là cơ sở để phát triển năng khiếu cho trẻ.
Bước ba: Tham gia hoạt động trải nghiệm.
- Mùa hè, gia đình nếu có điều kiện hãy tổ chức cho trẻ cùng tham gia những chuyến du lịch. Tuỳ theo tình hình kinh tế của từng gia đình. Có thể tổ chức đi chơi xa hay gần. Trước chuyến đi bố mẹ sẽ hướng dẫn con tự chuẩn bị hành trang. Cách tham gia các hoạt động của chuyến đi. Qua hoạt động du lịch trẻ sẽ được mở rộng giao tiếp với thế giới xung quanh. Được tiếp xúc với nhiều người. Học hỏi được nhiều kinh nghiệm cho bản thân.
- Nếu gia đình có người thân ở xa (ông bà, nội ngoại ở quê…). Có thể sắp xếp kế hoạch cho trẻ về chơi thăm. Trẻ được gần với thiên nhiên, không khí trong lành. Tuy nhiên, nếu ở nơi có nhiều ao hồ, sông suối… Cha mẹ cần trang bị cho trẻ kỹ năng phòng tránh đuối nước để tránh xảy ra trường hợp đáng tiếc.
- Khi gia đình ở xa thành phố nếu có người thân ở đô thị. Cũng có thể cho con trẻ hoạt động trải nghiệm về an toàn giao thông đô thị. Trẻ được tiếp xúc với văn hoá đô thị. Tuy nhiên, cần có sự giám sát kỹ lưỡng từ phía cha mẹ người thân. Tránh cho trẻ nhiễm tệ nạn xã hội như nghiện geme, mạng ảo, các trò chơi giải trí không lành mạnh…
Bước bốn: Hoạt động học mà chơi, chơi mà học
- Mùa hè, trẻ được một khoảng thời gian nghỉ sau một năm học tập vất vả. Tuy nhiên để trẻ có thói quen học tập nghiêm túc trong năm học mới. Các bậc cha mẹ không nên cho trẻ lơ là việc học. Có thể cho trẻ tham gia học tập các môn năng khiếu như: Mỹ thuật, âm nhạc, ngoại ngữ, thể thao… Đối với trẻ ở lứa tuổi THPT thì các bậc phụ huynh cần quan tâm đến tương lai của con trẻ. cho trẻ hoạt động tìm hiểu nghề nghiệp tương lai của bản thân.
- Để con trẻ có được hoạt động học mà chơi, chơi mà học đúng nghĩa. Rất cần sự quan tâm của cha mẹ với con cái. Cha mẹ phải trở thành người bạn, là cầu nối cho con với thế giới bên ngoài. Là người chỉ đường cho con trẻ trên hành vào đời. Con cái thành công khi có bậc cha mẹ biết quan tâm. Luôn thấu hiểu những tâm tư, tình cảm của trẻ. Luôn định hướng cho con đi đúng bằng năng lực sở trường của bản thân mình.
Nhìn chung:
- Rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh trong mùa hè là việc rất quan trọng. Không chỉ với con trẻ mà còn là nhiệm vụ của gia đình, cộng đồng và xã hội. Khi trẻ được trang bị đầy đủ kỹ năng sống cho bản thân thì trẻ sẽ vượt qua được những tiêu cực trong xã hội. Trẻ sẽ thành công trong cuộc sống khi được trang bị đầy đủ những kỹ năng sống. Hướng Nghiệp Học Đường rất mong được đồng hành cùng các em học sinh trong sự phát triển tương lai. Chúc một mùa hè lý thú bổ ích với mỗi học sinh.