Trang chủ / Kỹ năng sống / Dạy kỹ năng sống cho con trẻ theo lứa tuổi nhà trường

Dạy kỹ năng sống cho con trẻ theo lứa tuổi nhà trường

Tại sao phải dạy kỹ năng sống cho con trẻ?

Dạy kỹ năng sống cho con trẻ theo lứa tuổi nhà trường là vấn đề làm đau đầu không ít các bậc phụ huynh. Làm thế nào để trang bị kỹ năng sống cho trẻ phù hợp với lứa tuổi. Hướng Nghiệp Học Đường xin gửi đến quý thầy cô, các bậc phụ huynh bài viết: Dạy kỹ năng sống cho con trẻ theo lứa tuổi nhà trường. Rất mong được sự ủng hộ, góp ý để bài viết thêm hoàn thiện.

I. Kỹ năng sống với lứa tuổi mầm non:

  • – Lứa tuổi mầm non được các chuyên gia về giáo dục ví như những tờ giấy trắng. Người lớn là tấm gương để trẻ hình thành tính cách sau này. Để trẻ có thói quen tốt cần đặt trẻ vào môi trường sống. Để có sự trải nghiệm và thích nghi. Sự bao bọc trẻ trong vòng tay cha mẹ khiến trẻ mất đi năng lực thích nghi và điều khiển cuộc sống của mình.
  • Gia đình là cái nôi đầu tiên giáo dục kỹ năng sống cho trẻ. Ở gia đình trẻ được học những kỹ năng sống như:

Kỹ năng tự phục vụ bản thân:

Ăn uống, ngủ nghỉ, học tập, sinh hoạt, vệ sinh cá nhân …

 Kỹ năng tự bảo vệ bản thân:

Biết phân biệt nguy hiểm, biết xử lý khi bị ngã, biết tự xử lý vết thương, biết tránh xa những nơi nguy hiểm…

Kỹ năng tự lập:

Nhận biết đồ ăn thức uống, chuẩn bị đồ dùng cá nhân, biết tự đứng lên khi ngã, tự đi đến trường …

Kỹ năng giao tiếp:

Với ông bà, bố mẹ, người thân, người lạ, bạn bè… biết thể hiện bản thân và diễn đạt ý tưởng của mình, hình thành thói quen: cảm ơn, xin lỗi, chia sẻ, quan tâm, yêu thương…

Kỹ năng tự tin:

Biết mình là ai trong gia đình, nhà trường và xã hội.

Chú ý:

Nhân cách của trẻ mầm non được hình thành do cha mẹ và người lớn tạo thành và nếu được trau dồi trong môi trường giáo dục tốt sẽ phát triển thành nhân cách tốt.

II. Kỹ năng sống với lứa tuổi học sinh tiểu học

  • Lứa tuổi mầm non trẻ mới được hình thành một số kỹ năng cơ bản như: Nghe, nói, múa, hát, đi, đứng, chạy, nhảy….
  • Đến lứa tuổi tiểu học trẻ được bổ sung thêm kỹ năng cơ bản như: đọc, viết…
  • Từ kỹ năng cơ bản hình thành và phát triển thành kỹ năng nâng cao: Tư duy logic, sáng tạo, phân tích, tổng hợp, so sánh, nêu khái niệm, đặt câu hỏi v.v…

Kỹ năng sống của trẻ ở lứa tuổi tiểu học được chú trọng vào kỹ năng giao tiếp:

  •  Biết giới thiệu về bản thân, gia đình, trường lớp, bạn bè, thầy cô.
  • Biết chào hỏi lễ phép trong gia đình, nhà trường, và nơi công cộng.
  • Biết nói lời cảm ơn, xin lỗi khi các em làm sai.
  •  Biết phòng tránh tai nạn, phân biệt đúng sai.

Kỹ năng học tập, lao động, vui chơi, giải trí là kỹ năng đặc biệt quan trọng của trẻ:

  •  Biết nâng cao kỹ năng nghe, nói, đọc, viết, quan sát, đưa ra ý kiến chia sẻ trong nhóm.
  • Biết giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh chung.
  • Biết kiểm soát tình cảm, sở thích cá nhân, kiềm chế thói hư tật xấu.
  • Biết hoạt động nhóm trong học tập, lao động và vui chơi.

III. Kỹ năng sống với lứa tuổi học sinh trung học cơ sở:

  • Lứa tuổi học sinh trung học cơ sở là tuổi dậy thì. Có nhiều thay đổi mạnh mẽ về thể chất, sức khỏe và tâm sinh lý.

Kỹ năng sống cần thiết cho các em là:

  • Kỹ năng tự phục vụ bản thân
  • Kỹ năng xác lập mục tiêu cuộc đời
  •  Kỹ năng quản lý thời gian hiệu quả
  • Kỹ năng điều chỉnh và quản lý cảm xúc
  • Kỹ năng tự nhận thức và đánh giá bản thân
  • Kỹ năng giao tiếp và ứng xử
  • Kỹ năng hợp tác và chia sẻ
  • Kỹ năng thể hiện tự tin trước đám đông
  • Kỹ năng đối diện và ứng phó khó khăn trong cuộc sống
  • Kỹ năng đánh giá người khác.

IV. Kỹ năng sống với lứa tuổi học sinh trung học phổ thông:

  • Lứa tuổi học sinh Trung học phổ thông cần được hình thành một số kỹ năng sống cơ bản.

Về bản thân:

  • Biết kiểm soát cảm xúc, tự nhận thức, tự tin.
  • Xây dựng nhân cách, xác định giá trị cuộc sống (tôn trọng, hòa bình, hợp tác, hạnh phúc, chân thật, nhân đạo, tình thương, trách nhiệm, giản dị, khoan dung, tự do, đoàn kết)…

Về sức khoẻ:

  • Chế độ dinh dưỡng, phòng ngừa bệnh tật và tai nạn.
  • Sức khoẻ sinh sản, tác hại của chất gây nghiện, HIV/AIDS, thư giãn, giải tỏa stress…

Về nghề nghiệp:

  • Giao tiếp, so sánh, phân tích, tổng hợp, sáng tạo, ra quyết định.
  • Giải quyết vấn đề, lập kế hoạch, quản lý thời gian, làm việc nhóm.
  • Diễn đạt, giải quyết mâu thuẫn, đàm phán, soạn thảo văn bản, quản trị công việc…

Về môi trường:

  • Phòng tránh thiên tai, chăm sóc và bảo vệ môi trường sống.
  • sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên…

Dạy kỹ năng sống là giúp trẻ hình thành hai nhóm kỹ năng sống:

Nhóm kỹ năng trong học tập, làm việc, vui chơi giải trí:

  • Các kỹ năng nghe, đọc, nói, viết, quan sát, đưa ra ý kiến chia sẻ trong nhóm.
  • Kỹ năng giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh chung.
  • Kỹ năng làm việc theo nhóm.
  • Các kỹ năng tư duy logic, sáng tạo, suy nghĩ nhiều chiều.
  • Các kỹ năng tư duy xuyên môn như: phân tích, tổng hợp, so sánh v.v…

Nhóm kỹ năng giao tiếp, hòa nhập, ứng phó với các tình huống cuộc sống:

  • Biết chào hỏi lễ phép trong gia đình, nhà trường và nơi công cộng.
  • Kỹ năng kiểm soát tình cảm, sở thích cá nhân, kiềm chế thói hư tật xấu.
  • Biết phòng tránh tai nạn, phân biệt hành vi đúng – sai.
  • Kỹ năng diễn đạt, trình bày ý kiến, thuyết trình trước đám đông.
  • Kỹ năng kỹ năng ứng phó với tai nạn: cháy, nổ, đuối nước, động đất, sóng thần, bão lũ…
  • Kỹ năng chống lại tệ nạn xã hội, chống xâm phạm tình dục, những kiến thức về giới tính.
  • Kỹ năng ứng phó với tình huống bạo lực trong học sinh…..

Nhìn chung:

Kỹ năng sống của học sinh chỉ có thể được hình thành thông qua hoạt động của trẻ ở gia đình, nhà trường và xã hội. Hoạt động học tập cũng như các hoạt động giáo dục khác trong và ngoài nhà trường là cơ sở của việc hình thành kỹ năng sống của trẻ.Hướng Nghiệp Học Đường rất mong được đồng hành cùng các em học sinh trong sự phát triển tương lai.

Về Hướng Nghiệp Học Đường

Liên quan

Chụp ảnh kỷ yếu và những điều cần tránh khi chụp ảnh

Chụp ảnh kỷ yếu và những điều cần tránh Chụp ảnh kỷ yếu là hoạt ...

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.