Trang chủ / Kỹ năng sống / Những kĩ năng sống cơ bản cho học sinh phổ thông hiện nay

Những kĩ năng sống cơ bản cho học sinh phổ thông hiện nay

Tại sao phải giáo dục kỹ năng sống cho học sinh?

Công tác giáo dục kĩ năng sống cho học sinh hiện nay đang là chủ đề nóng và nhận được sự quan tâm của toàn xã hội. Vậy kĩ năng sống trong nhà trường chú trọng vào những kĩ năng nào? Hướng Nghiệp Học Đường sẽ đồng hành cùng bạn tìm hiểu những kĩ năng sống cơ bản cho học sinh phổ thông.

Nội dung giáo dục kỹ năng sống trong nhà trường phổ thông?

Về nội dung giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trong nhà trường phổ thông gồm những kĩ năng cơ bản như:

* Kĩ năng tự nhận thức:

  • Tự đánh giá về bản thân và các mối quan hệ xã hội. Là kĩ năng cơ bản, nền tảng trong giao tiếp, ứng xử. Để nhận thức đúng cần phải trải nghiệm thực tế và hoạt động giao tiếp.

* Kĩ năng xác định giá trị:

  • Hiểu được giá trị của bản thân và của người khác. Hiểu được các phạm trù của giá trị và sự thay đổi của giá trị đối với bản thân. Giá trị phụ thuộc vào văn hoá, chuẩn mực đạo đức, môi trường sống…

* Kĩ năng kiểm soát cảm xúc:

Khả năng nhận thức rõ cảm xúc của bản thân đối với người khác trong giao tiếp, thương lượng. Biết điều chỉnh cảm xúc phù hợp, hài hoà trong quyết định và giải quyết các vấn đề.

* Kĩ năng ứng phó với căng thẳng:

  • Là khả năng bình tĩnh, sẵn sàng đón nhận căng thẳng. Nhận biết được nguyên nhân, hậu quả và cách suy nghĩ, giải quyết, ứng phó căng thẳng. Để ứng phó căng thẳng cần sống vui vẻ, chan hoà, không ảnh hưởng đến người khác. Tích cực trong suy nghĩ, công việc và cuộc sống. Kết hợp với các kĩ năng giao tiếp, tư duy, tự nhận thức, giải quyết vấn đề…

* Kĩ năng tìm kiếm sự hỗ trợ:

  •  Là kĩ năng cần thiết trong giải quyết vấn đề khi có sự trợ giúp, lời khuyên, tư vấn… của người khác. Cần kết hợp với kĩ năng lắng nghe, phân tích, ra quyết định và lựa chọn phương án tối ưu.

* Kĩ năng thể hiện sự tin tưởng:

  •  Thể hiện sự tự tin trong giao tiếp, suy nghĩ, công việc và cuộc sống.

* Kĩ năng giao tiếp:

  •  Thực hiện trong mối quan hệ với người khác. Kết hợp với kĩ năng bày tỏ cảm xúc, hợp tác, giúp đỡ, kiểm soát cảm xúc. Biết dung hoà trong quan hệ giao tiếp, ứng xử để đạt được điều mong muốn chính đáng.

* Kĩ năng lắng nghe tích cực:

  • Thể hiện sự tập trung, chú ý, lắng nghe trong giao tiếp. Biết tôn trọng, quan tâm người khác trong giao tiếp, thườn lượng, công việc…

* Kĩ năng thể hiện sự cảm thông:

  • Đặt mình vào hoàn cảnh của người khác để cảm thông, quan tâm,chia sẻ, giúp đỡ người khác. Kết hợp với kĩ năng tự nhận thức, xác định giá trị, giải quyết vấn đề….

* Kĩ năng thương lượng:

  • Khả năng trình bày, suy nghĩ, phân tích, giải thích, thảo luận trong giao tiếp. Có liên quan đến sự tự tin, kiên định, cảm thông, sáng tạo, hợp tác trong giải quyết vấn đề.

* Kĩ năng giải quyết mâu thuẫn:

  • Là khả năng nhận thức nguyên nhân nảy sinh và cách giải quyết mâu thuẫn. Kết hợp kĩ năng kiềm chế cảm xúc, giao tiếp, tự nhận thức, ra quyết định… Thoả mãn nhu cầu về quyền lợi của các bên để xoá bỏ mâu thuẫn.

* Kĩ năng hợp tác:

  • Biết chia sẻ, giúp đỡ, hỗ trợ, làm việc trong nhóm. Phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu, sống hài hoà và tránh xung đột trong quan hệ. Kết hợp với kĩ năng tự nhận thức, giao tiếp…

* Kĩ năng tư duy phê phán:

  • Đưa ra những quyết định, những tình huống phù hợp. Phối hợp với kĩ năng tự nhận thức và xác định giá trị.

* Kĩ năng tư duy sáng tạo:

  • Nhìn nhận, giải quyết vấn đề theo cách mới. Biết phán đoán, thích nghi, ứng phó linh hoạt và phù hợp.

* Kĩ năng ra quyết định:

  • Biết lựa chọn phương án tối ưu để giải quyết vấn đề. Tự quyết định không trông chờ, phụ thuộc người khác. Kết hợp với kĩ năng tự nhận thức, xác định giá trị, thu thập yhông tin, tư duy phê phán, sáng tạo…

* Kĩ năng giải quyết vấn đề:

  •  Biết lựa chọn phương án tối ưu để giải quyết. Giúp con người ứng phó tích cực, hiệu quả trong cuộc sống. Kết hợp với các kĩ năng: Giao tiếp, xác định giá trị, tư duy phê phán, sáng tạo…

* Kĩ năng kiên định:

  • Nhận thức được những gì mình muốn và lí do mong muốn. Biết dung hoà quyền lợi của mình với người khác. Tự bảo vệ được chính kiến, quan điểm, thái độ, lời nói, hành động của bản thân trước những áp lực tiêu cực. Để có kĩ năng kiên định cần xác định được các giá trị bản thân với tự nhận thức, giao tiếp…

* Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm:

  • Sự tự tin, chủ động, ý thức, trách nhiệm trong công việc. Có liên quan đến kĩ năng tự nhận thức, cảm thông, hợp tác và giải quyết vấn đề.

* Kĩ năng đạt mục tiêu:

  • Biết đề ra mục tiêu cho bản thân và lập kế hoạch thực hiện. Giúp chúng ta sống có mục đích, có kế hoạch và có khả năng thực hiện mục tiêu. Kết hợp kĩ năng tự nhận thức, tư duy sáng tạo, giải quyết vấn đề…

* Kĩ năng quản lý thời gian:

  •  Biết sắp xếp công việc theo thứ tự ưu tiên. Cần thiết cho việc giải quyết vấn đề, kế hoạch, mục tiêu và tránh được căng thẳng áp lực.

* Kĩ năng tìm kiếm và xử lý thông tin:

  • Xác định những thông tin cần thiết, đầy đủ, chính xác, khách quan, kịp thời. Kết hợp kĩ năng tư duy phê phán, hỗ trợ, giúp đỡ.

Kĩ năng sống được hình thành và phát triển trong quá trình vận động và phát triển của cá nhân. Vì vậy, để trang bị cho mình vốn sống đòi hỏi mỗi người phải nỗ lực học tập, rèn luyện. Hướng Nghiệp Học Đường rất mong muốn đồng hành cùng các bạn trong việc lựa chọn kĩ năng sống cũng như việc lựa chọn nghề nghiệp tương lai.

Về Hướng Nghiệp Học Đường

Liên quan

Chụp ảnh kỷ yếu và những điều cần tránh khi chụp ảnh

Chụp ảnh kỷ yếu và những điều cần tránh Chụp ảnh kỷ yếu là hoạt ...

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.