Trang chủ / Ngành nghề / Kinh tế - tài chính / Loại hình, cấp đào tạo và chuyên ngành của Học viện Ngân hàng

Loại hình, cấp đào tạo và chuyên ngành của Học viện Ngân hàng

Loại hình đào tạo của Học viện Ngân hàng

  • Chính quy, tập trung
    + Sau đại học: Chuyên ngành Kinh tế – Tài chính – Ngân hàng.
    Chương trình thạc sĩ: Thời gian đào tạo 3 năm
    Chương trình tiến sĩ: Thời gian đào tạo 3 năm đối với học viên đã có học vị Thạc sĩ và 5 năm đối với học viên chưa qua đào tạo Thạc sĩ.
    + Đại học: Gồm có các chuyên ngành chính:
    – Ngân hàng, bao gồm các chuyên ngành chuyên sâu:
    * Nghiệp vụ Ngân hàng Thương mại
    * Thanh toán tín dụng quốc tế
    * Kế toán – kiểm toán ngân hàng
    * Thị trường chứng khoán
    – Tài chính
    – Kế toán – Kiểm toán
    – Quản trị kinh doanh
    – Tiếng Anh Tài chính – Ngân hàng
    – Hệ thống thông tin kinh tế
    Thời gian đào tạo 4 năm
    + Cao đẳng: Chuyên ngành Ngân hàng, Kế toán và Tài chính.
    Thời gian đào tạo: 3 năm
    + Trung học: chuyên ngành Ngân hàng và Kế toán. Thời gian đào tạo 2 năm
    • Không tập trung
    + Sau đại học: Chuyên ngành Kinh tế tài chính ngân hàng.

Chương trình đào tạo của Học viện Ngân hàng

  • Chương trình Thạc sĩ: thời gian đào tạo 3 năm
  • Chương trình Tiến sĩ: thời gian đào tạo 3 năm đối với học viên đã có học vị Thạc sĩ. 5 năm đối với học viên chưa qua đào tạo Thạc sĩ.
  • Đại học: Thời gian đào tạo: 4 năm
  • Trung học: Thời gian đào tạo 2 năm

Đào tạo Hệ liên thông

  • Hệ hoàn chỉnh kiến thức cao đẳng và đại học: chuyên ngành Ngân hàng, Kế toán và Tài chính cho các đối tượng từ trung cấp lên cao đẳng và từ cao đẳng lên đại học.
  • Hệ đào tạo đại học văn bằng 2
    + Đối với sinh viên đã tốt nghiệp khối các trường kinh tế, thời gian đào tạo 1 năm.
    + Đối với sinh viên tốt nghiệp khối các trường kỹ thuật, ngoại ngữ, khoa học xã hội…, thời gian đào tạo 2,5 năm.

Các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ và cập nhật kiến thức:

  • Đối tượng là các cán bộ ngân hàng, doanh nghiệp và các cơ quan khác có nhu cầu nâng cao kỹ năng nghiệp vụ hoặc cập nhật kiến thức chuyên ngành (các chuyên đề về ngân hàng thương mại, Ngân hàng Trung ương, kế toán ngân hàng, kế toán doanh nghiệp, quản trị tài chính doanh nghiệp, thị trường chứng khoán..).
  • Các khoá học này thường là ngắn hạn từ vài ngày đến vài tháng. Nội dung được thiết kế theo yêu cầu của người học.

Các chương trình liên kết đào tạo

  •  Liên kết với Hiệp hội ngân hàng, các Trung tâm đào tạo của các ngân hàng thương mại cho các chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ và cập nhật kiến thức.
  • Liên kết với Tập đoàn Tyndale – Singapore & Edexcel và Đại học Sunderland – Vương quốc Anh: Chương trình đào tạo cử nhân chuyên ngành Tài chính – Ngân hàng.
  • Liên kết với Đại học Birmingham – Vương quốc Anh: Chương trình đào tạo Thạc sỹ chuyên ngành Tài chính – Ngân hàng (Master of Science – Banking & Finance)
  • Liên kết với Đại Luật & Kinh tế Berlin – CHLB Đức: Chương trình đào tạo Thạc sỹ chuyên ngành Kế toán Tài chính & Quản trị (Master in Financial and Mangerial Accounting)
  • Liên kết với Viện Công nghệ châu Á – AIT: Chương trình đào tạo Thạc sĩ công nghệ thông tin trong lĩnh vực Tài chính – Ngân hàng.
  • Liên kết hợp tác song phương với Trường Đại học Kinh tế – Tài chính Tây Nam Trung Quốc, Học viện Tài chính – CHLB Nga, Học viện Tài chính Ngân hàng Đài Loan, Trường Đại học Khoa học & Công nghệ Quốc gia Cao Hùng – Đài Loan…
  •  Liên kết với Học viện Ngân hàng Lào: Chương trình đào tạo Thạc sỹ chuyên ngành tài chính – ngân hàng cho Ngân hàng Quốc gia CHDCND Lào.

Về Hướng Nghiệp Học Đường

Liên quan

Bạn có muốn chọn nghề kế toán

Đặc điểm hoạt động của nghề kế toán Nghề kế toán hiện nay đang là ...

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.