Tại sao phải làm Trắc nghiệm nghề nghiệp?
Lựa chọn nghề nghiệp tương lai có vai trò vô cùng quan trọng. Đặc biệt đối với học sinh khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Để có sự lựa chọn phù hợp với bản thân. Mời các em cùng tìm hiểu và làm bài trắc nghiệm về: Sở thích nghề nghiệp dành cho học sinh phổ thông.
Cách thức làm Trắc nghiệm nghề nghiệp:
Em hãy chọn cho mình một nghề mà em thích nhất trong mỗi câu. Bắt buộc mỗi câu em chỉ được chọn một nghề duy nhất và đánh dấu vào các ô thích hợp:
Mỗi câu chỉ được khoanh vào một chữ cái đứng đầu câu nghề mà em lựa chọn (đáp án duy nhất):
Nội dung của bài trắc nghiệm sở thích nghề nghiệp:
Câu 1:
a. Giảng dạy bậc trung học
b. Lãnh đạo xí nghiệp, công nghiệp
c. Nghiên cứu khoa học
d. Hoạ sĩ
e. Thủ công mỹ nghệ
f. Kế toán truởng
Câu 2:
a. Cứu trợ xã hội
b. Tổ chức nhân sự
c. Thám tử, trinh sát
d. Nhà văn, nhà báo
e. Kĩ sư cơ khí chế tạo máy
f. Thư kí văn phòng
Câu 3:
a. Giáo viên trường khuyết tật
b. Giám đốc nhà máy chế biến thực phẩm
c. Nhà động vật học
d. Biên tập viên
e. Kĩ sư nông nghiệp
f. Nhân viên thuế vụ
Câu 4:
a. Nhà tư vấn giáo dục tâm lí
b. Thanh tra hải quan
c. Nhà sinh học
d. Người viết quảng cáo
e. Chăn nuôi động vật
f. Chuyên viên kiểm toán
Câu 5:
a. Huấn luyện viên thể thao
b. Thẩm phán
c. Chuyên viên tâm lí khách hàng
d. Đạo diễn phim
e. Đầu bếp nhà hàng
f. Nhân viên khách sạn
Câu 6:
a. Cán bộ Đoàn, Đội
b. Nhà thiên văn
c. Môi giới nhà đất
d. Giảng viên âm nhạc
e. Kĩ sư kiểm phẩm
f. Thủ quỹ ngân hàng
Câu 7:
a. Cán sự xã hội
b. Chuyên viên phòng thí nghiệm
c. Đại lí du lịch
d. Biên tập viên truyền hình
e. Giám đốc kĩ thuật nhà máy
f. Thư kí tổng hợp
Câu 8:
a. Chuyên viên vật lí trị liệu
b. Dược sĩ
c. Luật sư bào chữa
d. Diễn viên sân khấu hài
e. Tài xế xe tải
f. Kế toán lao động tiền lương
Câu 9:
a. Người chăm sóc trẻ em đường phố
b. Người kiểm tra thực phẩm công nghiệp
c. Người gây quỹ tín dụng
d. Người viết tiểu sử nhân vật chính trị
e. Người sửa tivi, radio kĩ thuật số
f. Nhân viên điều vận tàu điện ngầm
Câu 10:
a. Người phụ trách chương trình khuyến nông
b. Người phụ trách quan hệ công chúng
c. Người phân tích tài chính phát triển
d. Người sáng tác văn chương
e. Người sửa chữa máy công cụ
f. Người hướng dẫn đặt vé máy bay tại đại lí
Câu 11:
a. Nha sĩ, y sĩ
b. Chủ doanh nghiệp bán xe ôtô
c. Nhà hóa học ứng dụng hiện đại
d. Phát thanh viên đài truyền hình
e. Chủ trại chăn nuôi
f. Cán bộ bưu chính viễn thông
Câu 12:
a. Cán sự điều dưỡng
b. Ông bầu dịch vụ giải trí
c. Bác sĩ nhi khoa
d. Diễn viên múa
e. Người làm vườn ở trang trại
f. Chuyên viên lưu trữ và xử lí hồ sơ y khoa
Câu 13:
a. Nhân viên phục vụ
b. Thư viên, đại lí tàu biển
c. Giáo viên sau đại học
d. Nghệ sĩ đàn dương cầm
e. Kĩ sư vận hành
f. Nhân viên kiểm soát lưu thông
Câu 14:
a. Hiệu trưởng trường lao động và bảo trợ xã hội
b. Chuyên viên trang điểm
c. Giáo viên khoa học tự nhiên
d. Kĩ thuật viên phần mềm vi tính
e. Người huấn luyện võ thuật
f. Người phỏng vấn để cho vay
Câu 15:
a. Chuyên gia tư vấn nghề nghiệp
b. Tiếp viên hàng không
c. Nhà toán học
d. Người giới thiệu đĩa hát
e. Chuyên viên sửa chữa cao ốc
f. Cán bộ tuyên truyền thông tin văn hoá
Câu 16:
a. Trưởng đoàn cứu trợ bão lụt
b. Trọng tài kinh tế
c. Bác sĩ đa khoa
d. Kĩ thuật viên đồ hoạ
e. Phi công vũ trụ
f. Nhân viên kiểm tra và thu tiền bảo hiểm
Câu 17:
a. Chuyên viên hướng dẫn vật lí trị liệu
b. Chủ vựa thu mua nông sản
c. Chuyên viên cao cấp kĩ thuật phẫu thuật
d. Chuyên viên lưu trữ
e. Kĩ thuật viên đồ hoạ
f. Thư kí hành chính công ty dầu khí
Câu 18:
a. Chuyên gia dinh dưỡng
b. Tổ trưởng tổ pha chế rượu nhà hàng
c. Giảng viên đại học cộng đồng
d. Nghệ sĩ phụ trách dàn nhạc sống
e. Trưởng phòng tín dụng ngân hàng công thương
f. Cán bộ tổng đài bưu chính viễn thông
Câu 19:
a. Y tá tình nguyện chăm sóc sức khỏe vùng sâu, vùng xa
b. Đại lí tàu biển
c. Chuyên gia gây mê BV liên doanh nước ngoài
d. Nhà phê bình nghệ thuật
e. Kĩ sư nông nghiệp phụ trách vườn ươm
f. Tiếp tân và trực điện thoại công ty quốc tế
Câu 20:
a. Phục vụ tâm lí trị liệu bệnh viện tâm thần
b. Trợ lí giám đốc các vấn đề pháp luật
c. Nhà nghiên cứu bệnh cây trồng
d. Nhạc sĩ sử dụng các nhạc cụ dân tộc
e. Người huấn luyện chó săn
f. Kế toán
Câu 21:
a. Vận động viên đua môtô
b. Giám đốc kinh doanh
c. Kĩ sư – Tiến sĩ hoá học
d. Đạo diễn âm nhạc
e. Thuyền trưởng tàu sông
f. Nhân viên bảo hiểm nhân thọ
Câu 22:
a. Nhà kinh tế học hỗ trợ kinh tế gia đình
b. Người khai hoang lập nghiệp vùng cao, vùng sâu
c. Nhà địa lí địa cầu
d. Chuyên viên thiết kế thời trang dân tộc
e. Thợ sửa chữa hệ thống lạnh
f. Cán bộ xử lí hồ sơ tuyển dụng
Câu 23:
a. Chuyên gia huấn luyện công tác phát triển cộng đồng
b. Người kinh doanh hàng mỹ nghệ xuất khẩu
c. Chuyên gia phân tích môi trường
d. Nhà soạn nhạc hoà tấu
e. Thợ làm khuôn mẫu
f. Tiếp viên công ty máy tính xuyên quốc gia
Câu 24:
a. Giáo viên dạy nghề lao động hợp tác nước ngoài
b. Quản lí trung tâm dịch vụ giáo dục và sức khỏe
c. Chuyên viên khí tượng học
d. Nhà thiết kế quang cảnh
e. Điều khiển nhà máy xử lí nước uống
f. Đại lí đặt vé máy bay quốc tế
Câu 25:
a. Cán bộ khuyến nông cây ăn trái nhiệt đới
b. Quản lí bệnh viện tâm thần
c. Nhà nghiên cứu địa chất
d. Chuyên viên sân khấu ca nhạc
e. Điều khiển trạm bơm gas
f. Thu ngân viên ngân sách
Kết quả bài khảo sát sở thích nghề nghiệp:
Sau khi lựa chọn đáp án ở mỗi câu và cộng lại xem cột nào được lựa chọn nhiều nhất.
– Nếu là cột a thì em có sở thích thuộc nhóm xã hội;
– Nếu là cột b thì em có sở thích thuộc nhóm quản li;
– Nếu là cột c thì em có sở thích thuộc nhóm nghien cứu;
– Nếu là cột d thì em có sở thích thuộc nhóm nghệ thuật;
– Nếu là cột e thì em có sở thích thuộc nhóm kĩ thuật;
– Nếu là cột f thì em có sở thích thuộc nhóm nghiệp vụ.
1 bình luận
Bình luận Quy tắc chọn trường cho học sinh lớp 12 chuẩn bị thi tốt nghiệp