Tìm hiểu nghề kỹ sư xây dựng các công trình giao thông
Nghề kỹ sư xây dựng các công trình giao thông là gì?
Kỹ sư xây dựng các công trình giao thông: Là người chuyên về lĩnh vực nghiên cứu, thiết kế, tư vấn, giám sát, quản lý dự án, thi công xây dựng các công trình giao thông.
Kỹ sư xây dựng các công trình giao thông có chuyên môn về: Cầu, đường bộ, đường cao tốc, đường sắt, đường hầm, cảng, sân bay,… cũng như các công trình trong lĩnh vực xây dựng nói chung.
Nghề kỹ sư xây dựng các công trình giao thông ra trường làm gì?
Kỹ sư xây dựng các công trình giao thông được trang bị kiến thức trong lĩnh vực xây dựng công trình giao thông: Thiết kế đường ô tô; trắc địa, thủy lực, kết cấu bê tông cốt thép cầu đường; kiểm định công trình; quy hoạch tuyến và thiết kế tổng thể công trình, tổ chức công trường xây dựng và chỉ đạo thi công, phân tích kinh tế và quản lý chất lượng, khai thác và sửa chữa công trình giao thông,…
Có thể làm việc tại: Các công ty xây dựng cầu đường, công ty quản lý và sửa chữa công trình giao thông hoặc các công ty thuộc lĩnh vực xây dựng dân dụng và công nghiệp, thủy lợi và khai khoáng …
Có thể đảm nhận những công việc: Khảo sát, thiết kế các công trình xây dựng.Tổ chức và quản lý thi công các công trình xây dựng. Tư vấn, phản biện các vấn đề kỹ thuật xây dựng. Xây dựng mới hay sửa chữa nâng cấp các công trình cầu đường, giải quyết các vấn đề về giao thông (kẹt xe, hệ thống giao thông thông minh, tổ chức giao thông trong các khu đô thị mới…).
Kỹ sư xây dựng các công trình giao thông xét tuyển những môn nào?
Hiện nay một số trường đang thực hiện hai phương thức xét tuyển: Xét tuyển theo kết quả thi tốt nghiệp THPT và xét tuyển theo học bạ. Tổ hợp môn được dùng để xét tuyển chủ yếu: A00 (Toán, Lý, Hóa); A01 (Toán, Lý, Anh); D01 (Toán, Văn, Anh); C01 (Toán, Văn, Lý)
Trúng tuyển nghề kỹ sư xây dựng các công trình giao thông bao nhiêu điểm?
Điểm trúng tuyển của các trường có sự khác nhau theo từng năm học. Thông thường học sinh đạt kết quả thi từ 18 điểm là có cơ hội trúng tuyển.
Các trường đào tạo nghề kỹ sư xây dựng các công trình giao thông
Đào tạo bậc đại học: Đại học Giao thông vận tải; Đại học Bách khoa; Đại học Xây dựng; Đại học Kiến trúc Hà Nội; Đại học Thủy lợi; Đại học Cần Thơ; Đại học Quốc tế Bắc Hà
Đào tạo hệ cao đẳng: Cao đẳng xây dựng; Cao đẳng nghề Công thương; Cao đẳng nghề Asean…
Tham khảo: Trường Đại học Giao thông Vận tải TP.HCM
Nghề kỹ sư xây dựng các công trình giao thông cần những tố chất gì?
Kỹ năng:
Có kỹ năng như: Tính toán, đọc hiểu các bản vẽ.Thiết kế cơ bản trong phát triển các đồ án xây dựng công trình giao thông. Phân tích và truyền đạt thông tin kỹ thuật cho công nhân. Tổ chức và lập kế hoạch…
Có kỹ năng mềm như: Kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng viết báo cáo, kỹ năng tin học, kỹ năng ngoại ngữ…
Kiến thức:
Có kiến thức thuộc các lĩnh vực như: Kiến trúc; Luật Xây dựng; Các loại vật liệu xây dựng; Các phương pháp xây dựng công trình; Các phương pháp điều tra trong xây dựng.
Sức khỏe:
Có sức khỏe phù hợp với nghề nghiệp như: Cơ thể khỏe mạnh, nhanh nhẹn. Không mắc bệnh tim mạch, thấp khớp. Không dị ứng với thời tiết và vật liệu xây dựng.
Có các đặc điểm tính cách như: Ý thức tổ chức kỷ luật. Ý thức về an toàn lao động. Có đầu óc thực tế, tỉ mỉ, chi tiết. Có óc phán đoán, khả năng chịu áp lực cao…
Cơ hội việc làm nghề kỹ sư xây dựng các công trình giao thông
Làm việc ở các cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng, giao thông. Làm cán bộ kỹ thuật trong các cơ quan nhà nước về quy hoạch giao thông và hạ tầng kỹ thuật.
Làm tư vấn trong các doanh nghiệp khối tư nhân trong và ngoài nước. Làm kỹ sư thi công, giám sát thi công, quản lý dự án xây dựng công trình giao thông. Làm cán bộ nghiên cứu, giảng dạy tại các viện, trường đại học.
Nhìn chung: Nền kinh tế không ngừng phát triển, cơ sở hạ tầng ngày càng được chú trọng. Lĩnh vực giao thông được coi là mạch của máu đất nước. Người học chuyên ngành xây dựng các công trình giao thông có rất nhiều cơ hội nghề nghiệp. Tuy nhiên nghề nghiệp đòi hỏi người làm phải có năng lực thật sự. Ngoài năng lực còn có tình yêu nghề, sự hi sinh bản thân cho nghề. Nếu có đam mê và hiểu rõ sự phù hợp nghề với bản thân thì đây là nghề đáng để lựa chọn. Chúc các bạn thành công với lựa chọn nghề nghiệp.
Tham khảo bài viết: Giới thiệu một số nghề thuộc ngành giao thông vận tải