Trang chủ / Tài liệu / CÁC THÙY NÃO VÀ CHỨC NĂNG MỖI THÙY NÃO

CÁC THÙY NÃO VÀ CHỨC NĂNG MỖI THÙY NÃO

 

CHƯƠNG 1. CÁC THÙY NÃO VÀ CHỨC NĂNG MỖI THÙY NÃO

  1. CẤU TẠO NÃO:

 

 

  1. CHỨC NĂNG CÁC THÙY NÃO:

 

  • Thùy trước trán: Biểu thị khă năng về tinh thần

 

  • Thùy trán: Chủ yếu sử dụng trong tư duy và tưởng tượng

 

  • Thùy đỉnh: Điều khiển khả năng vận động

 

  • Thùy thái dương: Điều khiển thính giác

 

  • Thùy chẩm: Sử dụng chủ yếu trong cảm nhận hình ảnh
Thùy trước trán trái Tư duy logic thực tiễn, lập kế hoạch, phối hợp, điều hành, động lực dẫn đến thành công, khả năng giao tiếp
Thùy trước trán phải Lãnh đạo, giao tiếp, sáng tạo, tầm nhìn xa, làm việc có mục tiêu, ra quyết định, thể hiện lòng tự trọng, khả năng trực giác
Thùy trán trái Khả năng suy luận logic, tính toán, phân tích, khái quát, hiểu biết, con số, ngữ pháp, logic ngôn ngữ
Thùy trán phải Khả năng tưởng tượng, hình thành ý tưởng, có khả năng về  thị giác, không gian 3D
Thùy đỉnh trái Kỹ năng vận động tinh, nhận dạng hành động, điều khiển cơ thể chuyển động.
Thùy đỉnh phải Kỹ năng vận động thô, vận động cơ thể và cảm giác
Thùy thái dương trái Khả năng hiểu ngôn ngữ, xác định âm thanh, có khả năng ghi nhớ
Thùy thái dương phải Âm nhạc, cảm giác, cảm xúc
Thùy chẩm trái Ghi nhận hình ảnh, tương tác giao tiếp, đọc, quan sát
Thùy chẩm phải Nhận biết hình ảnh, cảm nhận hội họa, thẩm mỹ

 

  • Cấu trúc này ở mỗi người phát triển theo những thiên hướng khác nhau, muốn thông minh cần phát triển đều 2 bán cầu phải và trái.
  • Muốn có được điều này cần phải được luyện tập (bài tập có hướng dẫn)
  • Chú ý:

+Đối với trẻ dưới 2 tuổi nói không với tivi

+ Đối với trẻ từ 3 đến 5 tuổi tối đa 2 tiếng

Thiên hướng não trái/phải

  • Năm 1943, các nhà khoa học của Học viện Vật lý Công nghệ California (Mỹ), đứng đầu là tiến sĩ Roger W.Sperry đã khám phá được bí mật hai bán cầu não và hoạt động của não.
  • Với sự nỗ lực, xuất sắc trong công trình nghiên cứu của mình, Sperry đã vinh dự được trao giải Nobel cho lĩnh vực sinh lý và y học năm 1981.
  • Bằng hàng loạt các thực nghiệm, Sperry đã nhận thấy
    • Bán cầu não trái: sở trường về ngôn ngữ và tính toán; bán cầu não phải: có sự lý giải, hiểu biết nhất định, đặc biệt về mặt phân biệt không gian, cảm nhận âm nhạc, nghệ thuật, tình cảm.
    • Bán cầu não trái : có thói quen phân tích từng bước, khách quan, tập trung vào bộ phận ;bán cầu não phải:khuynh hướng phân tích trực quan, chỉnh thể vấn đề, nhìn vào biểu tượng và hình ảnh.
    • Hành vi xử lý một vấn đề nào đó thì có thể bán cầu não phải có ưu thế hơn so với bán cầu não trái, hoặc bán cầu não trái có ưu thế hơn bán cầu não phải, tùy thuộc vào từng loại vấn đề.

Lợi ích khi sử dụng cả 2 bán cầu não

  • Nhiều nghiên cứu cho thấy, một người có thông minh hay không phần lớn được quyết định bởi việc phát huy chức năng não phải, hơn 70% nhà khoa học trên thế giới đều có ưu thế nằm ở não phải. Do đó có thể thấy, muốn phát huy tiềm năng trí tuệ não người, phải sử dụng cả não trái và não phải, khiến chúng cùng phát triển và hỗ trợ lẫn nhau.
  • Người thiên về não trái sẽ gặp vấn đề trong việc suy nghĩ sáng tạo hoặc dùng trực giác còn người thiên về não phải có thể gặp vấn đề trong hoạch định cuộc sống hoặc tư duy logic.
  • Học cách sử dụng tốt cả hai bán cầu não bạn sẽ đạt được thuận lợi khi bán cầu não bên này sẽ loại trừ những điểm yếu của bán cầu não kia.
  1. HỌC THUYẾT ĐA THÔNG MINH:

Giáo sưtâm lý học và giáo dục họcHoward Gardner ở trường Harvard (Mỹ), phát triển thuyết đa trí tuệ vào năm1983.

Bốn cơ sở cho học thuyết đa thông minh:

  • Mỗi trí thông minh có khả năng được biểu tượng hoá. 
  • Mỗi trí thông minh đều có một lịch sử phát triển của riêng nó. 
  • Mỗi trí thông minh đều sẽ tổn thương và biến mất khi có các tác động xâm phạm và gây hại đến những vùng đặc trưng riêng biệt của nó trong bộ não người.
  • Mỗi loại trí thông minh có những nền tảng giá trị văn hoá riêng của nó.

Thông minh Logic – Toán học

  • Khả năng làm việc với các con số, điều hành, khả năng lập luận tốt.
  • Khả năng sử dụng và đánh giá mối quan hệ có tính trừutượngcao.
  • Khám phá các mô hình, thể loại liên quan đến chủ đề về tính toán hoặc các biểu tượng, và thử nghiệm chúng  một cách có kiểm soát, sắp xếp có trật tự.
  • Khả năng diễn dịch hoặc quy nạp, nhận thức và vận động theo mô hình hoặc trong những mối liên hệ.

Thông minh Ngôn ngữ

  • Khả năng sử dụng ngôn ngữ một cách hiệu quả bằng lời nói hoặc bằng hành văn.
  • Bao gồm khả năng sử dụng khéo léo cấu trúc, cú pháp, ngữ điệu, nghĩa của từ, các sử dụng ngôn từ trên thực tế.
  • Có khả năng sử dụng ngôn ngữ để kích thích, làm hài lòng, thuyết phục, khuyến khích và truyền tải thông tin.
  • Dễ dàng trong việc tạo lập ngôn ngữ, nhạy cảm trước những sắc thái biểu cảm, cách sắp đặt và vần điệu của từ ngữ.

Thông minh Nội tâm

  • Thể hiện ở khả năng hiểu biết cảm xúc, mục tiêu và mục đích cá nhân của bản thân.
  • Hiểu biết về bản thân và hành động dựa trên kiến thức về bản thân mình.
  • Khả năng hiểu rõ những tâm tư, nguyện vọng, tình cảm, tính khí của bản thân.

Khả năng tiếp cận hiểu rõ những tình cảm, mơ ước và lý tưởng của bản than

Thông minh Giao tiếp

  • Thấu hiểu người khác, nắm bắt được mục đích, động cơ của họ, và có thể đưa ra định hướng làm việc có hiệu quả với những người đó.
  • Thông cảm, quan sát và xem xét những cảm nhận, suy nghĩ và đồng cảm với người khác.
  • Khả năng cảm nhận và thích ứng với trạng thái, tâm tư tình cảm và nguyện vọng của những người khác.
  • Nhạy cảm với các biểu hiện trên khuôn mặt, giọng nói, điệu bộ của người khác và khả năng ứng phó với những biểu hiện đó

Thông minh Vận động

  • Có khả năng sử dụng những kỹ năng vận động tinh và thô trong các lĩnh vực thể dục thể thao, biểu diễn nghệ thuật hoặc tạo ra các tác phẩm thủ công và mỹ thuật.
  • Sử dụng cơ thể để giải quyết vấn đề, tạo ra các sản phẩm và truyền đạt ý tưởng, cảm xúc.
  • Biểu lộ các kỹ năng hình thể như phối hợp, cân  bằng, khéo léo, sức mạnh, sự linh hoạt và tốc độ

Thông minh Thị giác – không gian

  • Khả năng cảm nhận và tưởng tượng các hình dạng hoặc vật thể, cảm nhận và tạo ra liên kết , cân bằng và các kết cấu vật chất  dưới dạng hình ảnh và không gian.
  • Nhạy cảm với hình dạng, đường nét, màu sắc và không gian, mối quan hệ tồn tại giữa chúng.
  • Khả năng hình dung và phác thể các ý tưởng bằng đồ họa.
  • Khả năng tạo ra các thể hiện bằng hình ảnh – không gian đối với thế giới và chuyển các thể hiện này bằng cảm xúc hoặc một cách cụ thể.

Thông minh Âm nhạc

  • Khả năng thưởng thức, biểu diễn hoặc sáng tác nhạc.
  • Khả năng nhạy bén với cao độ, nhịp điệu, giai điệu, âm sắc của âm nhạc.
  • Khả năng lĩnh hội, truyền tải, phân biệt các loại âm nhạc.
  • Người có trí thông minh âm nhạc có xu hướng yêu âm nhạc và nhịp điệu âm thanh.

Tương tác với môi trường thông qua âm thanh và sự rung động. Do âm thanh có cường độ khác nhau nên họ giỏi về lĩnh vực đòi hỏi  sự nhạy cảm về nhịp điệu, giai điệu và cường độ

Thông minh Thiên nhiên

  • Khả năng hiểu biết và có mối liên hệ chặ chẽ vối môi trường tự nhiên xung quanh.
  • Nhạy cảm với thiên nhiên, khả năng nuôi dưỡng và phát triển sự vật, có khiếu chăm sóc và tương tác với thú vật.
  • Khả năng nhận biết sự thay đổi của thời tiết, các dao động của môi trường xung quanh.
  • Có xu hướng am hiểu về thế giới tự nhiên, cây trồng, động vật. Thích khám phá và làm việc ngoài trời.

Thông minh Hiện sinh

  • Thông minh hiện sinh liên quan cuộc sống tinh thần nội tâm và các mối quan hệ với thực tại của thế giới.
  • Khả năng nhạy cảm hoặc có năng lực khái niệm hóa hoặc xử lý các vấn đề sâu rộng hơn về sự tồn tại của con người.
  • Thường bày tỏ cảm nhận muốn thuộc về cộng đồng toàn cầu và thích tham gia vào các vấn đề liên quan đến chính trị xã hội.
  • Có khuynh hướng đưa ra các câu hỏi, suy nghĩ về cuộc sống, cái chết và các thế lực siêu nhiên, trái đất hay tất cả các sinh vật.

Sự phân bổ đa thông minh trong não bộ:

 

  1. PHÂN TÍCH CÁC CHỈ SỐ: IQ, EQ, AQ, CQ, SQ

Phân loại của Mc Kenzie về thông minh

  • Lĩnh vực phân tích: bao gồm thông minh logic, thông minh âm nhạc và thông minh về tự nhiên.
  • Lĩnh vực tương tác: thông minh ngôn ngữ, thông minh giao tiếp và thông minh vận động thể chất
  • Lĩnh vực nội tại: thông minh hiện sinh, thông minh nội tâm và thông minh thị giác

Phong cách học tập phổ biến

CHƯƠNG 2. TRÍ NHỚ

  1. CÁC VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TRÍ NHỚ
    • Trí nhớ là gì?

Phải mât hàng trãm nãm loài người mới tìm thây ánh sáng le lói định nghĩa trí nhớ được khoa học chấp nhận  Nói một cách ngãn gọn, trí nhớ là những dấu vết thần kinh được tạo ra trong não. Chúng là sự kết hợp hay những kết nối giữa các nơron cấu thành nên một liên kết hóa học từ những liên kết mạnh. Những liên kết hóa học này do nhiều loại hành động khác nhau tạo nên, hành động phổ biến nhất trở thành sự kiện cảm xúc hoặc cảm giác đầu tiên và sự kiện đó được sao chép trong thời gian dài.

1.2.Ba giai đọan của trí nhớ (nhập dữ liệu, ghi nhớ, nhớ lại)

1.2.1. Nhập dữ liệu

Giai đoạn đầu tiên, nhập dữ  liệu theo mục đích của mình có chuyển dữ liệu ban đầu thành trí nhớ vĩnh viễn hay không. Nếu đơn giản muốn nhớ một số điện thoại chỉ để bấm số gọi thì bạn sẽ không tiến xa hơn. Nếu muốn nhớ số điện thoại của một người quan trong, ban phải làm một việc gì đó nhiều hơn để biến thành trí nhớ vĩnh viễn.

1.2.2. Ghi nhớ

Ghi nhớ là giai đoạn bạn chủ động đưa ra quyết định nhớ một điều gì đó và quyết định cách thực hiện.

  • Nhớ lại

Giai đoạn thứ ba là nhớ lại. nhớ lại sẽ không hiệu quả nếu thiếu đi khả năng tái hiện thông tin khi cần tới.

1.3  Mô hình trí nhớ cơ bản

Có hai loại trí nhớ: ngắn hạn và dài  hạn:

Trí nhớ ngắn hạn có khả năng lưu trữ khoảng bốn đến mười thông tin, trung bình là bảy thông tin. Kể từ danh sách 15 thông tin, bạn sẽ không bao giờ nhớ được quá 10 và có thể trung bình là 7 hoặc cố lắm là 8, dù bạn có thử bao nhiêu lầm đi nữa.

HÌNH 1: CHUYỂN ĐỔI TRÍ NHỚ NGẮN HẠN

HÌNH 2: ĐƯỜNG CONG EBBINGHAUS

      Tầm quan trong của việc bắt đầu qúa trình ôn lại/nhắc lại càng sớm càng tốt ngay sau khi lấy thông tin vào trí nhớ ngắn hạn được minh họa sinh động bằng Đường cong Ebbinghaus (tên nhà nghiên cứu Đức Hermann Ebbinghaus).

Như bạn có thể thấy trong hình 2, nếu bạn không linh hoạt làm một việc gì đó để tạo ra các trí nhớ dài hạn, bạn sẽ nhanh chóng quên đi hầu hết  những gì bạn bắt gặp. Điều này có mối liên quan mật tới hầu hết các sinh viên. Đó là một thói quen xấu, lười nhác khi đọc sách giáo khoa một cách thụ động hoặc chỉ ngồi và nghe giảng. Bạn sẽ thường xuyên biện minh rằng bạn đang tập trung đọc cuốn sách nào đó hoặc vào những gì được nói tới và bạn sẽ ghi chép lại hoặc sẽ đọc lại sau những bài quan trọng.

1.4  Hiệu ứng của trí nhớ

1.4.1Hiệu ứng đa cảm giác

Càng sử dụng nhiều cảm giác trong các bước nhắc lại và ôn lại, càng ghi nhớ hơn (xem hình 3). Liên kết những cảm giác này với nhiều trí thông minh sẽ đem đến cơ hội tiến xa hơn trong viêc ghi nhớ  tài liệu vào trí nhớ dài hạn.

HÌNH 3: BIỂU ĐỒ GHI NHỚ

1.4.2. Hiệu ứng đầu tiên và hiệu ứng mới đây

Quay trở lại danh sách 15 thông tin bạn đã lập. Khi bạn thử nghiệm với bản thân, có khả năng các thông tin bạn nhớ được là các thông tin gần đầu hoặc gần cuối danh sách. Rất nhiều nghiên cứu  đã  chứng minh sự tồn tại  của “hiệu ứng đầu tiên” và “hiệu ứng mới đây”. Hiệu ứng đầu tiên nghĩa là bạn có khuynh hướng nhớ tốt hơn những gì đã xảy ra khi bắt đầu một sự kiện hoặc một tình huống. hiệu ứng mới đây nghĩa là bạn có khuynh hướng nhớ lại những gì mới xảy ra gần đây (xem hình 4).

Bạn sẽ nhớ được nhiều hơn những gì bạn đã học lúc băt đầu và lúc kết thúc buổi học, thì liệu bạn có nên có nhiều điểm khởi đầu và nhiều điểm kết thúc trong thời gian biểu học tập của mình. (xem hình 5).

HÌNH 4. ĐƯỜNG CONG GHI NHỚ A

 

 

HÌNH 5  ĐƯỜNG CONG GHI NHỚ B

1.4.3  Hiệu ứng tương tự

Bạn sẽ dễ nhớ các dạng thông tin hơn nếu gộp cúng lại với nhau. Bạn có thể nhớ nhiều thông tin hơn mức bình thường.

Hãy thử nghiệm với bản thân bạn. Đây là một danh sách 20 từ. Hãy nhìn lướt qua một lần, cất danh sách đi và thử xem bạn nhớ được bao nhiêu từ. Theo mô hình trí nhớ cơ bản thì bạn chỉ có thể nhớ được 10 từ.

Tuy nhiên, nếu bạn biết trước mỗi từ sẽ thuộc một trong năm loại, bạn có thể nhớ lại được toàn bộ danh sách.

Hoa Phương tiện

giao thông

Nội thất Nguồn sáng Bút viết
Hoa hồng Xe hơi Bàn học Bóng đèn Bút mực
Hoa mẫu đơn Xe tải Ghế Ngôi sao Bút chì
Hoa tulip Tàu hỏa Bàn Diêm Phấn
Hoa thủy tiên Máy bay Giường Đom đóm Bút sáp

 

Bạn có thấy đơn giản không? Khi bạn lập danh sách này, bạn chỉ cần nhớ lại năm loại và bốn thông tin trong mỗi loại. Bạn sẽ thấy được cách nguyên tắc tổ chức, hay “tập hợp lại” có thể giúp cải thiện khả năng lưu trữ của trí nhớ như thế nào.

  • Hiệu ứng liên tưởng

Sự kết nối các liên tưởng tương tự lại với nhau là một dạng của kiểu mẫu liên tưởng giúp tăng cường trí nhớ. Nó có hiệu quả vì bạn đang liên tưởng những điều bạn muốn nhớ với điều đã có sẵn trong não.

Còn có những loại quan hệ liên tưởng khác mạnh mẽ hơn mà bạn cần kích hoạt khi muốn tăng cường sức mạnh của trí nhớ.

. Giác quan

Sử dụng nhiều liên tưởng giác quan để cải thiên trí nhớ của bạn. Quan trọng nhất là thị giác. Nghiên cứu đã chứng minh rằng trí nhớ rất cần thiết cho bộ mày thị giác. Vì vậy, bạn cần tập trung phát triển các liên tưởng thị giác của mình.

Nếu bạn không tin trí nhớ của mình phần lớn là thị giác, hãy thử làm bài tập này. Hãy cố ghi nhớ vị trí của mọi đồ vật trong phòng ngủ hoặc trong bếp. Bạn để tất ở đâu? Tách uống cà phê ở đâu? Có bao nhiêu cửa sổ trong phòng? Khi bạn đi từ cửa vào, bàn bếp nằm ở bên trái hay bên phải?

Bạn ghi nhớ tất cả như thế nào? Không phải từ một danh sách. Không phải từ liên tưởng về mùi vị hoặc âm nhạc. đó chính là thị giác. Đó có thể không phải là phim màu, nhưng bạn đang bắt đầu từ một bức tranh trí tuệ. Các giác quan khác cũng được liên kết chặt chẽ với trí nhớ, đặc biệt là mùi vị và âm thanh. Xong các liên tưởng thị giác mạnh hơn tất cả.

. Cảm xúc

Mối liên kết giữa trí nhớ và cảm xúc càng củng cố thêm sự cần thiết phải đưa yếu tố cảm xúc vào việc học, giúp bạn nhớ lại khi làm bài kiểm tra. Nhưng hãy cẩn thận. Nghiên cứu mới đây cho thấy việc sử dụng những cảm xúc liên quan tới các trải nghiệm tổn thương có thể giúp bạn nhớ được sự kiện đi kèm, song cũng có thể hạn chế trí nhớ của bạn.

Vậy nên, thủ thuật sử dụng cảm xúc giúp bạn ghi nhớ tài liệu học tập là sử dụng những cảm xúc mạnh mẽ, tránh liên kết chúng với ký ức gắn liền với cảm xúc tiêu cực vì có thể khiến một phần não khởi động cơ chế quên để tự phòng thủ.

. Cường độ

      Nhân tố khiến cho các liên tưởng giác quan và cảm xúc có tác dụng gợi lại trí nhớ chính là cường độ của chúng. Cường độ của cảm xúc, màu sắc, mùi vị, nỗi đau hoặc niềm vui càng mạnh, bạn càng khó có thể quên được. Nó tạo ra liên kết hóa học trong não rất nhanh và sự độc đáo của nó khiến bạn có thể dễ dàng nhớ lại.

. Ý nghĩa

Sau các cảm giác và cảm xúc, cách hiệu quả nhất tạo ra, bạn sẽ nhớ ra một điều gì đó nếu nó có ý nghĩa với bạn.

Sẽ có ý nghĩa hơn nếu bạn tạo ra các từ bằng các chữ cái đầu tiên hoặc một câu trong danh sách từ bạn cần ghi nhớ. Từ được cấu tạo bởi các chữ cái đầu của một nhóm từ sẽ dễ nhớ hơn cụm từ hoàn chỉnh. Ví dụ, “SCUBA” dễ nhớ hơn “self-contained underwater breathing apparatus” (thiết bị thở độc lập dưới nước). Bạn có thể nhớ tên các hành tinh trong hệ mặt trời nếu bạn nhớ được câu này: “My very elegant master just served up nine pineapples” (Ông chủ rất lịch sự của tôi vừa mang ra chín quả dứa). Chữ cái đầu tiên của mỗi từ là chữ cái đầu tiên trong tên một hành tinh, theo thứ tự tính từ mặt trời.

 

My (Mercury):

 

Sao Thủy

Very (Venus): Sao Kim
Elegant (Earth): Trái Đất
Master (Mars): Sao Hỏa
Just (Jupiter): Sao Mộc
Served (Saturn): Sao Thổ
Up (Uranus): Sao Thiên Vương
Nine (Neptune): Sao Hải Vương
Pineapples (Pluto): Sao Diêm Vương

 

Thật dễ dàng để nhớ được một câu vì bộ não của bạn được huấn luyện để lưu trữ và nhớ lại các kiểu ngôn ngữ.

  • Hiệu ứng kỳ lạ

Một phiên bản của nhân tố mạnh trong các liên tưởng chính là hiệu ứng “kỳ lạ”. Bạn có thể nhớ những thứ không bình thường, kỳ quặc hoặc không đúng chỗ.

Quay lại với danh sách 20 từ trong mục 1.7. nếu thêm các từ như Zulu (người Zulu ở Nam Phi) hoặc Zoroastrian (tín đồ đạo thờ lửa) hay Ninja vào danh sách, bạn có thể nhớ các từ này dù chúng không thuộc bất kỳ nhóm nào. Đó là do những từ này rất khác biệt. Chúng nổi bật nên rất dễ nhớ. Thêm một yếu tố “kỳ lạ” vào những gì bạn đang cố nhớ sẽ mở rộng giới hạn của trí nhớ.

1.4.6. Hiệu ứng đặc trưng

Các thông tin đặc trưng, rõ ràng hoặc đã xác định dễ được lưu trữ và dễ nhớ lại hơn những thông tin khó định nghĩa hoặc khó đưa ra kết luận. Ví dụ, nhớ tên các bộ trưởng tài chính dễ hơn là ghi nhớ học thuyết chủ nghĩa lịch sử và áp dung nó vào nghiên cứu lịch sử thời Trung cổ.

  • Hiệu ứng sao chép

Bạn càng nhắc lại nhiều lần  thông tin bạn cần ghi nhớ dài hạn, bạn càng nhớ thông tin đó tốt hơn. Những liên tưởng, sự việc mới xảy ra, điều kỳ lạ, nét đặc trưng và hoạt động sẽ không có ý nghĩa gì nếu bạn không thường xuyên lặp lại những thông tin bạn muốn nhớ.

 

  1. CẢI THIỆN TRÍ NHỚ CHO HỌC TẬP

Trí nhớ của bạn vốn đã khá tốt. nhưng nếu bạn quên một cuộc hẹn với một bác sĩ hoặc sinh nhật của mẹ bạn, có thể bạn sẽ đổ lỗi cho trí nhớ mà bạn coi là yếu kém của mình.

Thực tế, trí nhớ của bạn đủ tốt để nhớ được hàng chục trong số hàng nghìn từ và cách dùng riêng của chúng. Đúng là như vậy. Nếu bạn cố gắng lập một danh sách tất cả những gì bạn đã lưu trữ trong trí nhớ, bạn sẽ mất khoảng thời gian dài hơn phần đời còn lại của bạn. nhưng  đó mới chỉ là những gì bạn có thể nhớ lại.

Trí nhớ cơ bản rất giỏi lưu trữ một cách lặng lẽ và gợi nhớ lại các thông tin giúp bạn hoạt động trong xã hội mà bạn có thể không phải nổ lực để cải thiện nó. Mọi thứ đều tốt đẹp ở mức độ vừa phải, dù bạn chỉ đang sử dung một phần nhỏ trong khả năng lưu trữ của trí nhớ.

Không có trục trặc nào với trí nhớ mà một bài tập nhỏ lại không thể khắc phục. là một sinh viên cố gắng học ôn chuẩn bị cho một kỳ thi hoặc để ghi nhớ cho một hoạt động nghề nghiệp, bạn cần phải nổ lực đưa bản thân ra khỏi khu vực thoải mái. Sau đây là một vài việc cơ bản bạn có thể thực hiện.

2.1 Thư giản

Hãy nhớ lại trong Chương 3, các hoạt động não cấp cao hiệu quả hơn khi bạn thư giản và thoát khỏi áp lực. Dù bạn có sử dung nhiều thủ thuật và kỹ thuật ghi nhớ trong danh mục này, bạn cũng không thể tận dụng hiệu quả trí nhớ nếu bạn nghiến răng và cố nhồi nhét tài liệu vào trong tâm trí với quyết tâm tuyệt đối.

Hãy thư giản, hãy tận hưởng việc học tập và ghi nhớ. Nếu các nhân tố khách quan khiến bạn căng thẳng và cảm thấy bị áp lực, hãy áp dụng một vài kỹ thuật thư giản trong Chương 4 để chuẩn bị cho bản thân một cách hợp lý.

2.2 Chủ động

Chủ động là chìa khóa dẫn tới học tập hiệu quả. Nhìn một cách bị động vào những từ ngữ trên trang giấy là việc mà hầu hết mọi người hay làm. Bạn cần phải chủ động.

Hãy đọc to lên như thể bạn đang dạy học cho một ai đó. Tạo ra vần thơ. Viết lại các ý chính bằng ngôn từ của bạn. Vẽ nên một bức tranh. Hãy yên lặng ôn lại tài liệu. Lưu ý, “yên lặng” không có nghĩa là bị động. Ví dụ, bạn chủ động kết nối nội dung của tài liệu đó với điều bạn đã biết hoặc kiểm tra khả năng nhớ lại một danh sách các thông tin bằng cách ôn lại mà không nhìn vào sách, vở.

Tất cả những hoạt động này đòi hỏi trí óc phải làm việc với tài liệu, tổ chức lại nó, phát triển nó thành một phần của bạn. Thông tin sẽ luôn thuộc về người khác chừng nào bạn còn là người học tập thụ động.

2.3 Sử dụng nhiều trí thông minh

Não có bảy trí thông minh chính. Hầu hết mọi người đều chỉ tích cực sử dung một hoặc hai trí thông minh trong các tình huống học tập. Điều này rõ ràng đã giới hạn trầm trọng trí nhớ của bạn. Khi bạn phát triển vốn học tập và kỹ thuật  ghi nhớ, hãy đảm bảo kết hợp càng nhiều trí thông minh càng tốt.

Sử dụng trí thông minh ngôn ngữ và âm nhạc để viết một bài thơ vần. Sử dụng trí thông minh không gian/thị giác để vẽ một bức tranh, điển hình như một bản đồ tư duy. Sử dụng trí nhớ tương tác hoặc trí nhớ ngôn ngữ, thậm chí cả trí nhớ cơ thể khi dạy học cho ai đó (nếu bạn dùng nhiều hoạt động và các cử chỉ tay khi giảng bài). Sử dụng trí nhớ cơ thể, trí nhớ ngôn ngữ, trí nhớ logic để viết lại theo ngôn ngữ của bạn (hoạt động viết vốn thuộc về cơ thể và kích hoạt phần đó của não).

2.4 Chia nhỏ thời gian cho các công việc khác nhau

      Tổ chức các buổi học sao cho tận dụng được tính ưu việt và hiệu quả của nó. Vì khả năng ghi nhớ thông tin đạt hiệu quả cao nhất vào đầu và cuối buổi học, vậy bạn có nên tạo ra nhiều sự mở đầu và kết thúc không?

Chẳng hạn, nếu bạn có hai tiếng để học mà bạn dành toàn bộ thời gian đó cho một bài tập trong một môn học và không nghỉ giải lao thì hiệu quả đạt được sẽ rất thấp. Các nghiên cứu cho thấy khoảng thời gian tối đa bạn có thể tập trung cho một bài tập trước khi bắt đầu cảm thấy khả năng ghi nhớ những gì bạn đang học sa sút là 30-45 phút. Vì vậy, bạn nên chia khoảng thời gian hai tiếng thành bốn giai đoạn, mỗi giai đoạn 30 phút. Cách giải quyết này cho bạn đủ thời gian để thực hiện những việc khá quan trọng, nhưng đủ ngắn để ngăn chặn sự lõm sâu của “sự lãng quên” như trong Hình 4. Bạn cũng gia tăng từ hai lên tám sự khởi đầu và kết thúc có hiệu quả cao.

Nếu bạn thay đổi hoạt động trong mỗi khoảng thời gian 30 phút, bạn cũng sẽ thu được nhiều lợi ích lớn. Học môn khác và thực hiện một hoạt động khác trong mỗi khoảng thời gian học. Ví dụ, đọc tâm lý học trong 30 phút đầu tiên, 30 phút tiếp theo là giải một bài toán, sau đó đọc luyện to từ vựng tiếng Nhật và kết thúc bằng “học cách hiểu” môn Lịch sử (Chương 10 sẽ bàn luận chi tiết về học cách hiểu).

Bằng cách gắn kết mỗi lần một trí thông minh khác nhau với một môn học khác nhau, não sẽ củng cố và ôn lại bài học trước đó trong “phần nền” đồng thời tập trung một phần khác vào công việc mới. Bạn sẽ học được nhiều hơn, nhanh hơn, ít cực nhọc và không chán nản như khi dùng cả hai tiếng đồng hồ để học cùng một môn học.

2.5 Nhóm tài liệu

Khi đang học và ôn tập, hãy cố gắng sắp xếp những tài liệu có các yếu tố giống nhau được ôn lại cùng nhau. Bạn dễ dàng nhớ năm để mục với năm thông tin trong mỗi đề mục hơn là cố gắng nhồi nhét hơn 25 mãnh dữ liệu không liên quan gì đến nhau vào trí nhớ dài hạn của bạn. Hãy sử dụng kỹ thuật này bất cứ khi nào bạn có danh sách các thông tin cần ghi nhớ. Sẽ không có một kiểu mẫu nào, song chỉ riêng hành động phân tích danh sách để tìm kiếm các kiểu mẫu sẽ giúp ích cho quá trìn ghi nhớ của bạn.

2.6 Tạo ra các liên tưởng mạnh mẽ

Bạn chỉ cần dành ra vài giây là tạo được các liên tưởng cảm xúc và giác quan mạnh mẽ trong tâm trí. Bạn ghi nhớ những gì có ý nghĩa. Do đó, bất cứ khi nào có thể, hãy cố gắng gắn thông tin với ý nghĩa riêng tư của bạn.

Đây có thể là một khái niệm mới đối với hầu hết sinh viên, vì vậy, hãy chuẩn bị làm một số thử nghiệm với nó. Các kiểu liên tưởng dễ dàng nhất khi bạn mới bắt đầu là những liên tưởng cảm xúc và liên tưởng thị giác mạnh mẽ. Cách tốt nhất để sử dụng sức thu hút mạnh mẽ của trí óc đối với liên tưởng thị giác nhằm giúp ích cho việc học tập và nghiên cứu là sử dung khái niệm “bản đồ tư duy” của Tony Buzan (sẽ được bàn luận trong chương 12). Khi thử áp dung phương pháp của Buzan vào bài tập về nhà, bạn sẽ ngạc nhiên trước ảnh hưởng dễ dàng và sâu sắc của nó lên trí nhớ.

2.7 Luyện tập đưa thông tin ra ngoài

Luyện tập đưa thông tin ra ngoài rất cần thiết cho việc gợi lại của trí nhớ. Đừng mắc kẹt trong việc nhắc đi nhắc lại chỉ nhằm đưa tài liệu VÀO TRONG trí nhớ dài hạn. Hãy tập đưa nó ra dưới một áp lực nào đó. Tập sử dung các kiểu câu hỏi của bài kiểm tra trên thực tế mà bạn sẽ phải trả lời. Tạo ra sự lựa chọn đa dạng hoặc các câu hỏi của bài tiểu luận và tập trả lời đúng.

2.8 Ôn lại sớm và thường xuyên

Bạn có thể tạo ra những chyển biến mạnh mẽ trong việc ghi nhớ khối lượng thông tin và nhớ lại chúng bằng cách đơn giản là thường xuyên làm một bài ôn tập tài liệu ngắn gọn. Ví dụ, bạn có thể tăng cường trí nhớ lên gấp năm lần về một bài giảng dài 3 tiếng đồng hồ, đơn giản bằng cách sử dụng các chu trình ôn tập kéo dài ba phút. Ôn tập tài liệu ngay sau bài giảng, nhắc lại bài ôn tập đó sau một giờ, một ngày, một tuần, một tháng, hai tháng vv…Kỹ thuật để thực hiện này sẽ thay đổi “đường cong quên” thông thường trong Hình 2. Với việc ôn tập, đường cong này sẽ thay đổi và giống như Hình 6.

HÌNH 6: ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC ÔN TẬP

 

2.9 Phát triển các công cụ trợ giúp trí nhớ cơ bản

Áp dung những gì bạn đã học được trong cuốn sách này, hãy phát triển hộp công cụ của riệng bạn, bao gồm các kỹ thuật trợ giúp trí nhớ và gia tăng khả năng ghi nhớ của nó.

  • Làm những thẻ nhớ
  • Lập ra các bản đồ tư duy
  • Tạo ra cá thiết bị ghi nhớ
  • Làm thơ, các giai điệu và các bài hát

2.10 Luyện tập, luyện tập và luyện tập

Hãy có ý thức nỗ lực luyện tập các kỹ năng ghi nhớ. Sẽ không có thay đổi nào xảy ra nếu bạn không kiên trì luyện tập các kỹ năng và kỹ thuật mới. Sẽ không có điều kỳ diệu nào có thể đến và thúc đẩu bạn trong chốc lát, nhưng bạn sẽ có chuyển biến nhanh hơn bạn tưởng.

Đừng cố làm tất cả cùng một lúc. Nên nhớ cơ thể con người thường chống lại sự thay đổi trạng thái hiện thời của nó, ngay cả khi đó là sự thay đổi tích cực. Hãy dần dần giới thiệu các giải pháp mới và chờ hai đến ba tháng để có hiệu quả.

Không luyện tập cũng có nghĩa là bạn đang lãng phí tiềm năng ghi nhớ phi thường của mình.

2.11 Ngủ để nhớ tốt hơn

Nghiên cứu chỉ ra rằng giấc ngủ là yếu tố cần thiết để có được trí nhớ tốt. bên cạnh nhu cầu hiển nhiên đối với việc ngủ đủ là để duy trì sức khỏe và tinh thần tỉnh táo, trên thực tế não còn sử dung thời gian ngủ để củng cố những thứ được lưu trữ trong trí nhớ dài hạn. Những gì bạn ôn tập ngay trước khi đi ngủ sẽ được não lưu lại nhanh chóng và hiệu quả. Não cũng cần có “thời gian nghỉ” để tiến hành các liên tưởng và những kết nối cần thiết nhằm tạo ra các trí nhớ dài hạn.

  1. TRẮC NGHIỆM VỀ PHÂN LOẠI TRÍ NHỚ

Mục đích trắc nghiệm:. Tìm hiểu trí nhớ và kiểu trí nhớ của bạn. Nó giúp cho việc học tập dễ dàng hơn, đồng thời tăng cường trí nhớ thông qua các bài rèn luyện.

  1. Trắc nghiệm trí nhớ thị giác

Lật trang sau cho người được kiểm tra xem hình vẽ có 20 vật, quan sát rồi cố gắng nhớ lại. Sau 3 phút gấp sách lại, bảo anh ta hãy viết lại tên những đồ vật vừa nhìn thấy, không cần theo thứ tự.

Cuối cùng đối chiếu ghi lại kết quả.

  • Nếu nhớ được
  • 16 – 20 đồ vật: Xuất sắc.
  • 13 – 15 đồ vật: Khá.

–    10 – 12 đồ vật: Bình thường.

 

  1. Trắc nghiệm trí nhớ thính giác

Đọc chậm rãi 10 từ sau, rồi cho người tự kiểm tra đọc lại 2 lần: Nồi cơm – mây trắng – tiểu vương – bình rượu – máy giặt – Trương Minh Tùng – hoa quế – gia tạo – khoa học – 359.

Sau khi đọc xong 10 giây, để người được kiểm tra ghi lại 10 từ đó, không cần theo thứ tự.

  • Kết quả
  • 8 – 9 từ: Xuất sắc.
  • 6 – 7 từ: Khá.
  • 4 – 5 từ: Bình thường.
  1. Trắc nghiệm trí nhớ đọc

      Người giám sát viết 10 từ dưới đây lên một tờ giấy trắng: Máy ảnh, BCF, quyển vở, cái ô, con dao, đôi mắt, 725, ghế bành, tư tưởng, cái đèn… sau đó cho người được kiểm tra tự đọc lại hai lần, 10 giây sau thì yêu cầu họ viết lại 10 từ đó.

  • Kết quả:
  • Từ 8 – 9: Xuất sắc
  • Từ 6 – 7: Khá.
  • Từ 4 – 5: Bình thường.
  1. Trắc nghiệm trí nhớ tổng hợp

      Chuẩn bị 10 đồ vật nhỏ. Tốt nhất là giữa 10 đồ vật này không có liên hệ gì quá lớn. Sau đó lần lượt đem các đồ vật ra cho người kiểm tra xem, đồng thời yêu cầu người được kiểmtra nói to tên những đồ vật đó. Nghỉ một phút, rồi lại yêu cầu người được kiểm tra đọc ra tên những đồ vật vừa đươc xem.

  • Kết quả:
  • Từ 9 – 10 tên đồ vật chính xác: Xuất sắc.
  • Từ 7 – 8 tên đồ vật chính xác: Khá
  • Từ 5 – 6 tên đồ vật chính xác: Trung bình.

Qua bốn bài trắc nghiệm đơn giản trên có thể thấy một cách khái quát nhất khả năng trí nhớ của não bạn phát triển, thói quen ghi nhớ nào mạnh, yếu. Để tránh sai sót, tốt nhất là hãy tiến hành trắc nghiệm vài lần rồi lấy kết quả trung bình. Như vậy mới cho kết quả trung thực.

  1. KIỂM TRA ĐỘ RỘNG CỦA TRÍ NHỚ

 

  • Mục đích trắc nghiệm: Xác định độ rộng của trí nhớ.
  • Dung cụ trắc nghiệm: Là hai nhóm chữ số từ 3 đến 12 số.
  • Phương pháp trắc nghiệm: Người giám sát đọc cho người được kiểm tra kiểm tra từng nhóm số, các nhóm số đọc được cách nhau một giây. Thông thường có thể tiến hành từ bốn con số, đối với trẻ nhỏ từ ba con số, người trưởng thành có thể là năm con số, dần dần tăng số độ dài của bảng số (Xem bảng số dưới đây).

Ví dụ: Người được kiểm tra không qua được dãy 6 chữ số thì tiếp tục kiểmtra dãy số 7 chữ số và dãy số 8 chữ số. Sau khi không qua được dãy số này thì tiếp tục tiến hành với dãy số sau. Đánh giá “qua” hay “không qua” dựa vào việc người được kiểm tra có thể nói lại nhóm số sau khi nghe người giám sát đọc hay không.

362 837
4578 2857
86379 27576
578291 987146
0946184 1947603
74655926 86763992
478998658 793764830
2547510942 2857654993
98874469147 97667823236
084265872186 567832465745

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Bảng chữ số dùng để kiểm tra độ rộng của trí nhớ nhắn hạn

Có thể đọc lại mà không sai chút nào mỗi nhóm số thì coi như qua, sau đó ghi lại những phần số tương ứng.

  • Ví dụ trắc nghiệm

      Mời bạn làm một thí nghiệm có tên là “Đọc nhại lại số”. Đợi để tôi đọc từng dãy số một còn bạn chú ý lắng nghe, khi tôi đọc xong và dừng lại thì bạn hãy đọc những con số mình nghe được ra. Bây giờ thử luyện tập một chút: 2, 5 , 6, 8. Hãy đọc theo lại ngay. Yêu cầu như vậy bạn đã hiểu chưa?

  • Đánh giá: Mỗi lần người được kiểm tra đọc được một dãy số thì cho 1/3 điểm. Người được kiểm tra đọc một dãy số từ năm và năm chữ số trở xuống thì đạt 5 điểm. Nếu người được kiểm tra chỉ đọc đúng dãy sáu chữ số một lần và không đọc đúng các dãy số bảy, tám chữ số tiếp theo thì tổng thành tích là 5.1/3 điểm.

Để cho tiện, ta coi 1/3 điểm là 1 điểm nên 5.1/3 điểm bằng 16 điểm.

  1. TRẮC NGHIỆM TỐC ĐỘ CỦA TRÍ NHỚ

 

  • Mục đích trắc nghiệm: Xác định tốc độ của trí nhớ.
  • Dung cụ trắc nghiệm: Hình “Điền số theo tranh”.
  • Phương pháp trắc nghiệm: Tiến hành theo tập thể hay cá nhân. Phát cho mỗi người được kiểm tra một hình “Điền số theo tranh”. Cho họ nhìn các hình vẽ ở hàng thứ nhất trong vòng 15 giây và ghi lại các con số tương ứng của mỗi hình vẽ. 15 giây sau, người được kiểm tra có thể viết lân các hình vẽ những con số tương ứng, theo thứ tự từ trái sang phải, không được bỏ qua hình vẽ nào.
  • Ví dụ: Yêu cầu điền lên mỗi bức tranh một con số nhất định.

      Như dãy hình thứ nhất “#” sẽ điền số 1.

Dãy hình thứ hai “O” điền số 2…

Có 5 giây để ghi nhớ những con số trong dãy hình vẽ thứ nhất. khi nói: Chuẩn bị – bắt đầu! thì bắt đầu điền vào. Điền số phải theo thứ tự từ trái qua phải không được bỏ qua hình nào. Nói dừng thì dừng bút.

  • Đánh giá: Điền đúng một hình thì được 0,1 điểm; điền sai hoặc bỏ trống bị 0 điểm.

 

  1. TRẮC NGHIỆM QUAN SÁT

 

  1. Nhắm mắt lại: Hãy đếm theo thứ tự và bắt đầu từ cái ở trước mắt bạn, tất cả các đồ vật trong phòng (bàn ghế, tranh ảnh, bình trà, ly tách…) ít có người nào không bỏ sót vài đồ vật, ngay ở trong căn phòng họ đã sống từ lâu.
  2. Nghĩ đến đường phố bạn ở: Kể theo thứ tự từ nhà bạn tất cả các cửa hiệu của đường phố.
  3. Hãy nghĩ đến tiệm bách hóa bạn thường đến mua sắm và kể ra hết những hàng hóa để trên quầy.
  4. Bạn đã đi dự tiệc cưới với bà nhà chiềuqua? Hãy kể ra chi tiết các món nữ trang của nàng Bạn luôn nhớ rằng khả nãng quan sát rất quan trọng trong cuộc sống hàng ngày, có khi còn ảnh hưởng đến nghề nghiệp. Tuy nhiên chỉ cần một ít chú ý và luyện tập là bạn có thể được một trí nhớ tốt về quan sát, đó là tài sản quý báu của bạn.

 

  1. TRẮC NGHIỆM THÍNH GIÁC

            Đọc lớn tiếng đoạn văn sau đây: “Người đàn ông do dự trong giây lát rồi bỗng nhiên chạy bổ đến một chiếc xe màu cam đứng bên vệ đường. Đằng trước xe một người phụ nữ mặc áo mưa màu đen đang đợi. Cơn mưa tầm tã từ ba ngày qua đã làm cho con đường lầy lội. Gã đàn ông chui vào xe, bên trong đã có hai người ngồi sẵn, mỉm cười”.

Bạn đừng vội nhẩm lại ngay. Hãy lấy một tờ báo xem lướt qua trang trong 30 giây rồi đọc lại bài trên. Nếu quên, bạn bắt đầu lần nữa, hãy nhìn vào bài đọc lại rồi coi báo 30 giây. Bạn phải đọc thuộc trôi chảy cả bài, sau tối đa là năm lần như thế.

  1. TRẮC NGHIỆM CỦA THORNDIKE

Đọc đoạn văn sau đây:

“Ngày 7 tháng 9, gần 15.000 công nhân của khu lao động đã gia nhập đoàn diễu hành đi ngang qua trước 200.000 khán giả nhiệt liệt hoan hô họ. Đủ công nhân cả hai giới, nhưng số nam vượt xa hẳn số nữ”.

Hãy trả lời miệng những câu hỏi sau:

  1. Những người gia nhập đoàn diễu hành đã làm gì?
  2. Giới nào chiếm đa số?
  3. Người ta đã làm gì khi thấy đoàn diễu hành đi qua?
  4. Có tất cả bao nhiêu người?
  5. Các công nhân đi từ đâu đến?

Đây là đa số những câu trả lời mà Thorndike đã nhận được:

  1. Họ hoan hô
  2. Cả hai giới trong đoàn diễu hành
  3. 000 khán giả hoan hô
  4. Các công nhân đủ loại
  5. Các công nhân của thành phố.

Bạn đã trả lời như thế nào? Sau đây là các câu trả lời đúng:

  1. Họ đi ngang qua trước khán giả.
  2. Đàn ông chiếm đa số.
  3. Họ hoan hô.
  4. Gần 215.000.
  5. Từ khu lao động.

 

  1. HAI TRẮC NGHIỆM CỦA DALE CARNEGGIE

Hai trắc nghiệm này có thể đánh giá đúng khả năng ký ức của bạn, xem hình

  1. Bạn hãy nhìn kỹ những hình vẽ trên đây trong hai phút rồi lấy tay che kín, dùng bút chì vẽ lại xuống khoảng trống ở dưới, xem bạn có thể nhớ bao nhiêu hình. Có thể vẽ theo thứ tự nào cũng được.(Hình 1)
1 6 11 16
2 7 12 17
3 8 13 18
4 9 14 19
5 10 15 20

 

  1. Bạn hãy đọc kỹ những chữ ở trên (Hình 2) đúng trong 2 phút. Sau đó, bạn che kín và cố gắng nhớ thật nhiều để ghi vào những dòng đánh số phía dưới.

 

 

 

 

Bạn hãy ghi 1 điểm cho một câu trả lời đúng. Cộng các điểm ở cả hai phần lại, thành số điểm của bạn.

Xuất sắc: 23 – 32      Giỏi       : 19 – 22      Khá        : 16 – 18      Kém       : 0 – 15

Số điểm của bạn   Điểm trung bình: 17

  1. TRẮC NGHIỆM VÀ CÁC TRẮC NGHIỆM

      Đến đây bạn đã đọc hết….trang của cuốn sách. Nhưng bạn đã đọc như thế nào? Chăm chú tập trung hay lơ đãng? Hãy trả lời những câu hỏi sau đây rồi bạn sẽ rõ.

Hãy trả lời:     Có – Không   trong các câu hỏi sau

  1. Bạn có ngẩng đầu lên trong khi đọc những dòng này không?
  2. Nếu có, phải chăng đã có hơn ba lần gián đoạn làm bạn đãng trí?
  3. Bạn có dừng đọc để nghe Radio không?
  4. Bạn có ngưng lại để đốt một điếu thuốc?
  5. Bạn có sực nhớ phải gọi điện thoại cho ai và bạn đã gọi không. Nếu cú điện thoại ấy có thể hoãn lại?
  6. Mắt bạn có rời trang sách để nhìn vật khác cạnh bạn không?
  7. Bạn có phải gọt bút chì để trả lời những câu hỏi không?
  8. Bạn có ngưng việc đọc sách để uống một tách cà phê không?

Những câu hỏi chi tiết trên dường như thiếu hứng thú nhưng rồi bạn đã thấy rất quan trọng trong việc rèn luyện ký ức.

Nếu bạn trả lời “không” cho cả 8 câu hỏi tức bạn đã thủ đắc tất cả những gì cần thiết cho một trí nhớ ưu hạng. Tại sao? Bởi vì bạn đã tập trung được tư tưởng vào một bài học mà không gì có thể làm bạn phân trí và cũng bởi vì bạn đã chuẩn bị được cái cần thiết trước khi bắt tay vào một công việc.

Bây giờ hãy xét những câu hỏi mà bạn đã trả lời Có. Khảo sát tường tận nguyên nhân đãng trí, bạn sẽ biết những ảnh hưởng nào làm bạn phân tâm khỏi công việc. Bạn cũng sẽ thấy rằng trí nhớ đòi hỏi tư tưởng phải không bị gián đoạn trong quá trình đọc hay học.

MỘT SỐ CHỈ SỐ THÔNG MINH

IQ:  Chỉ số thông minh gồm logic toán học và thông  minh ngôn ngữ.

EQ: Chỉ số thông minh về nội tâm và các mối tương tác của cá nhân.

AQ: Chỉ số thông minh gồm vận động cơ thể và trí thông minh về thiên nhiên.

CQ: Chỉ số sáng tạo gồm không gian thị giác và thông minh âm nhạc

SQ: Chỉ số thông minh về tâm linh và thông minh về sự  tồn tại

Chỉ số EQ chiếm đến 80% thành công của cuộc sống!

 

 

Về Hướng Nghiệp Học Đường

Liên quan

THÔNG BÁO TUYỂN SINH TRƯỜNG CAO ĐẲNG KENT NĂM 2016

Trường Kent thông báo tuyển sinh THÔNG BÁO TUYỂN SINH NĂM 2016 Thành lập từ ...

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.