Kỹ thuật Cơ khí là ngành gì?
Kỹ thuật Cơ khí là ngành ứng dụng các nguyên lý nhiệt học, động lực học, các định luật vật lý trong chế tạo máy móc, thiết bị. Là ngành then chốt trong nhiều lĩnh vực như: máy móc, thiết bị, phương tiện giao thông, đồ dùng gia đình…
Ngành học trang bị cho người học những kiến thức, kỹ năng thiết kế, chế tạo, gia công, vận hành, lắp ráp… các sản phẩm cơ khí. Đối với người học ở trình độ cao được trang bị kiến thức đại cương và kiến thức chuyên ngành. Các trường Đại học còn chú trọng rèn luyện kỹ năng cho người học như: Kỹ năng thực hành, tư duy sáng tạo…
Kỹ thuật Cơ khí làm gì khi học xong?
Người học trình độ Đại học ra trường được gọi là Kỹ sư. Kỹ sư có thể thiết kế, gia công, lắp đặt, sửa chữa máy móc, thiết bị. Kỹ sư làm việc ở các công ty kinh doanh, nhà máy sản xuất và các dịch vụ về cơ khí.
Ngành giúp người học làm chủ công nghệ, khoa học, kỹ thuật. Có thể trở thành cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật, chuyên viên tư vấn các lĩnh vực cơ khí.
Xét tuyển ngành Kỹ thuật Cơ khí
Ngành được các trường xét tuyển theo hai phương thức: Xét tuyển theo kết quả thi THPT Quốc gia và dùng học bạ xét tuyển. Tùy theo từng trường có các tổ hợp môn xét tuyển như: A00(Toán-Lý-Hóa); A01 (Toán-Lý-Anh); D01(Toán-Văn-Anh); C01(Toán-Văn-Lý)…
Ngành có điểm xét tuyển dựa trên điểm sàn Đại học. Tùy theo từng trường có kết quả trúng tuyển khác nhau. Điểm trúng tuyển Đại học khoảng 18 điểm trở lên.
Các trường đào tạo ngành Kỹ thuật Cơ khí
Học Viện Kỹ thuật Quân sự
Trường Đại học Bách khoa Hà Nội
Trường Đại học Bách khoa – Hồ Chí Minh
Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh
Trường Đại học Công nghệ TP. HCM (HUTECH)
Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên
Trường Đại học Lạc Hồng
Học ngành này cần tố chất gì?
Đòi hỏi người học phải có các tố chất
Tính cẩn thận, ngăn nắp, siêng năng, kiên trì, tận tâm trong công việc.
Có niềm đam mê và yêu nghề.
Có khả năng tư duy, vận dụng kiến thức nghề nghiệp.
Có tinh thần tự học, sáng tạo.
Có khả năng chịu đựng được áp lực trong công việc.
Có khả năng làm việc nhóm và làm việc độc lập.
Cơ hội việc làm khi học Kỹ thuật Cơ khí
Làm quản lý điều hành kỹ thuật ở các công ty, đơn vị cơ khí.
Làm chuyên gia, chuyên viên kỹ thuật.
Làm kỹ sư thiết kế, sửa chữa, bảo dưỡng, vận hành máy móc, thiết bị…
Nhìn chung:
Đây là ngành có rất nhiều cơ hội nghề nghiệp. Người học được trang bị đầy đủ kiến thức, kỹ năng trong công việc. Là ngành học đòi hỏi niềm đam mê, sự sáng tạo không ngừng. Nếu bạn có niềm đam mê với ngành. Nếu có sự phù hợp nghề thì đây là cơ hội để bạn lựa chọn. Chúc các bạn có sự lựa chọn nghề nghiệp tương lai phù hợp.