Trang chủ / Ngành nghề / Công nghệ thông tin / Bạn muốn chọn ngành Công nghệ thông tin làm nghề cho tương lai

Bạn muốn chọn ngành Công nghệ thông tin làm nghề cho tương lai

Đặc điểm hoạt động của ngành Công nghệ thông tin:

Ngành Công nghệ thông tin hiện nay đang là sự lựa chọn của nhiều bạn trẻ. Bạn có muốn chọn ngành này làm nghề nghiệp cho mình? Hướng Nghiệp Học Đường sẽ giới thiệu đến với các bạn những thông tin về nghề. Mời quý vị phụ huynh và các em học sinh THPT cùng tham khảo lựa chọn nghề nghiệp tương lai.

Là chuyên ngành ứng dụng công nghệ hiện đại vào việc xử lý, truyền dẫn, lưu trữ, khai thác thông tin. Ngành Công nghệ thông tin thường phân chia thành các chuyên ngành phổ biến: Khoa học máy tính. Kỹ thuật máy tính. Kỹ thuật phần mềm. Hệ thống thông tin. Mạng máy tính truyền thông.

Là ngành trọng điểm trong kế hoạch phát triển kinh tế đến năm 2020. Việt Nam là thị trường, là điểm đến của các công ty công nghệ trong nước và thế giới. Nếu bạn theo đuổi ngành này thì sẽ có tương lai nghề nghiệp tươi sáng.

Điều kiện làm việc và những nghề nghiệp

Công nghệ thông tin (CNTT) là chuyên ngành sử dụng máy tính và hệ thống các thiết bị chuyên ngành, các phần mềm máy tính để chuyển đổi, lưu trữ, bảo vệ, xử lý, truyền và thu thập thông tin. Môi trường làm việc đa dạng, phong phú sử dụng nhu cầu nhân lực lớn. Ngành CNTT có ảnh hưởng rộng khắp đến các lĩnh vực của đời sống xã hội, quốc gia.

Khi theo học bạn sẽ được trang bị những kiến thức nền tảng cơ bản về khoa học tự nhiên, mạng máy tính, thông tin, lập trình, phần mềm… Những kiến thức chuyên sâu về các lĩnh vực: Khoa học máy tính, kỹ thuật máy tính, kỹ thuật phần mềm, hệ thống thông tin, mạng máy tính truyền thông. Tuy nhiên, bạn chỉ có thể chọn lựa cho mình một lĩnh vực thế mạnh để phát triển nghề nghiệp của bản thân.

Khi trở thành một chuyên viên bạn có thể làm việc ở các lĩnh vực sau: Lập trình viên; Chế tạo, lắp ráp và sửa chữa phần cứng; Thiết kế giải pháp tích hợp; Quản trị hệ thống và an ninh mạng; Thiết kế web; Phát triển web; Tester; Xây dựng và quản lý dữ liệu; Quản lý dự án; Quản trị mạng; Phát triển game (GD); Kỹ thuật máy tính; SEO.

Tham khảo: Các trường đào tạo bậc đại học công nghệ thông tin

Những phẩm chất và kỹ năng cần thiết:

Phẩm chất:

Bạn muốn trở thành một chuyên viên trong nghề đòi hỏi bạn phải có những phẩm chất sau:

  • Yêu thích, đam mê công nghệ thông tin.
  • Thông minh, sáng tạo, tư duy phân tích, tối ưu hoá cao.
  • Ham học hỏi, trau dồi kiến thức.

Kỹ năng:

Bên cạnh những phẩm chất cần có, thì một chuyên gia phải tự trang bị cho mình những kỹ năng cần thiết:

  • Ngoại ngữ giỏi (Đặc biệt là các thuật ngữ chuyên môn).
  • Khả năng làm việc dưới áp lực lớn.
  • Kiên trì, nhẫn nại.
  • Tính chính xác trong công việc
  • Khả năng làm việc theo nhóm

Nhìn chung: Kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp của bạn phải không ngừng được trau dồi, rèn luyện trong suốt cả cuộc đời nghề nghiệp của bạn.

Bạn có thể học ngành Công nghệ thông tin ở đâu?

Hiện nay được rất nhiều trường đào tạo từ hệ thống các trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề ở khắp các tỉnh thành trên cả nước.

Bạn có thể tìm hiểu về trường Đại học Bách khoa Hà Nội

Cơ hội nghề nghiệp ngành Công nghệ thông tin:

Bạn có nhiều cơ hội lựa chọn nghề nghiệp như:

  • Lập trình viên.
  • Chuyên viên kiểm duyệt chất lượng phần mềm, phân tích thiết kế hệ thống, quản lý dữ liệu, quản trị mạng, kỹ thuật phần cứng máy tính.
  •  Chuyên gia quản lý, kinh doanh, điều phối các dự án công nghệ thông tin.
  •  Giảng dạy ở các trường đại học, cao đẳng, trung cấp, trung tâm có đào tạo Công nghệ thông tin.
  • Chuyên viên: Các công ty, tập đoàn về công nghệ thông tin; sản xuất, lắp ráp, sửa chữa trang thiết bị phần cứng.
  • Chuyên viên: Bộ phận Quản trị, bộ phận IT tại các công ty, kể cả công ty hoạt động trong lĩnh vực Công nghệ và các lĩnh vực khác như ngân hàng, y tế, giáo dục, giải trí…
  • Chuyên gia: Các công ty cung cấp giải pháp tích hợp; cung cấp giải pháp về mạng và an ninh mạng.

Nhìn chung: Là một trong số những ngành có nhu cầu nhân lực cao, thu hút được số lượng lớn lao động chất xám có tay nghề kỹ thuật cao làm việc. Mang lại cho người làm việc trong ngành có mức thu nhập tương đối cao. Tuy nhiên, ngành này cũng có sự đào thải mạnh mẽ số lượng lao động thiếu sự năng động sáng tạo, không đổi mới, ngại học hỏi trau dồi kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp.

Những thông tin trong bài viết về ngành Công nghệ thông tin, Hướng Nghiệp Học Đường mong muốn các em học sinh THPT không còn những băn khoăn, lo lắng khi chọn ngành học đầy sáng tạo này.

Về Hướng Nghiệp Học Đường

Liên quan

Các trường Cao đẳng nhóm ngành Công nghệ Thông tin

Cao đẳng nhóm ngành Công nghệ Thông tin Các trường Cao đẳng có đào tạo ...

5 Bình luận

  1. Cho em hỏi là các chuyên nghành của ngành công nghệ thông tin cần học những gì ạ? Ví dụ như quản lí trang web là làm những công việc như thế nào??

    • Các chuyên ngành của ngành Công nghệ thông tin gồm: Lập trình viên, Phát triển web, Thiết kế web, Tester, Xây dựng và Quản lý dữ liệu, Quản lý dự án, Quản trị mạng, Phát triển game, Khoa học máy tính, Kỹ thuật máy tính, SEO, Chế tạo, lắp ráp và sửa chữa phần cứng, Thiết kế giải pháp tích hợp, Quản trị hệ thông và an ninh mạng … Để tham gia các chuyên ngành này bạn cần phải thi vào các trường có đào tạo Công nghệ thông tin và trong quá trình học bạn sẽ được học kiến thức nền tảng và kiến thức chuyên sâu phù hợp với năng lực của mình. Để có thể làm quản lý website bạn cần phải học lập trình và học thêm một số kiến thức về đồ hoạ và phải có năng khiếu viết về nội dung mà bạn phụ trách. Chúc thành công(Hướng Nghiệp Học Đường)

    • Chào bạn Thu Hiền.
      Bạn có thể tham khảo qua :
      http://huongnghiephocduong.com/dinh-huong-nganh-cong-nghe-thong-tin/
      Về quản lý trang Web, bạn cần biết những kiến thức sau :
      – Photoshop, phần mềm chỉnh sửa hình ảnh.
      – Biên tập nội dung bài viết.
      – Kỹ năng viết bài, quản lý bài viết, thiết kế, bố cục website.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.