Đặc điểm hoạt động của ngành nghệ thuật
Ngành nghệ thuật là lĩnh vực đặc thù. Người làm trong lĩnh vực nghệ thuật được ví là người của công chúng. Để trở thành một người chuyên nghiệp. Đòi hỏi bạn phải có năng khiếu. Có niềm đam mê. Phải được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp. Bạn không thể đam mê tất cả các lĩnh vực nghệ thuật. Bạn phải lựa chọn nghề mình thích, mình có thế mạnh. Bạn chọn nghề nghiệp mà bạn có thể cống hiến hết mình vì nghệ thuật.
Điều kiện làm việc và cơ hội nghề nghiệp:
- Khi bạn quyết định chọn cho mình con đường nghệ thuật làm nghề nghiệp tương lai. Bạn phải xác định mục đích nghề nghiệp là phục vụ công chúng. Phục vụ người có nhu cầu thưởng thức nghệ thuật. Hướng tới cái đẹp. Nghề nghiệp bạn lựa chọn có điều kiện riêng biệt, không có chỗ cho cái tôi cá nhân. Bạn là hiện thân cho công việc.
- Nếu bạn có đam mê thì cơ hội nghề nghiệp luôn đến với bạn. Bạn sẽ nhận được sự mến mộ của người thưởng thức nghệ thuật.
Những nghề nghiệp trong ngành:
– Sư phạm:
Âm nhạc, Mỹ thuật, Sân khấu, Điện ảnh, Truyền hình …
– Sân khấu:
Đạo diễn sân khấu, Diễn viên Sân khấu, Diễn viên kịch hát, Lý luận phê bình Sân khấu, Diễn viên Cải Lương, Diễn viên Chèo, Diễn viên Múa rối, Biên kịch, Thiết kế Mỹ thuật Sân khấu, Thiết kế trang phục nghệ thuật …
– Điện ảnh – Truyền hình:
- Đạo diễn điện ảnh, Quay phim Điện ảnh, Lý luận Phê bình Điện ảnh, Biên kịch điện ảnh, Diễn viên Điện ảnh,
- Nhà sản xuất phim – Nhiếp ảnh, Thiết kế mỹ thuật sân khấu – điện ảnh,
- Đạo diễn truyền hình, Quay phim truyền hình, Biên kịch truyền hình, Diễn viên Truyền hình,
- Nhà sản xuất phim – Nhiếp ảnh, Thiết kế mỹ thuật sân khấu – điện ảnh…
– Âm nhạc:
- Chỉ huy âm nhạc, dàn nhạc, Nhạc công Kịch hát dân tộc, Thanh nhạc, Nhạc cụ, Nhạc cụ dân tộc,
- Sáng tác âm nhạc, Biên đạo múa, Huấn luyện múa, Lý luận phê bình Múa
Loại hình khác:
– Hội hoạ
– Điêu khắc
– Mĩ thuật ứng dụng, Thiết kế mỹ thuật sân khấu
– Đồ họa ( Đồ họa tạo hình)
– Quảng cáo
– Quản lý văn hoá
Những phẩm chất và kỹ năng cần thiết:
- Trở thành người hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật. Bạn phải có một số phẩm chất cần thiết như: Có sức khoẻ tốt. Làm việc được với cường độ cao và áp lực công việc lớn. Có niềm đam mê nghệ thuật. Có tư duy nghệ thuật. Năng lực sáng tạo, năng lực tưởng tượng phong phú. Khả năng giao tiếp, diễn xuất. Tích cực học hỏi, hoàn thiện năng lực của bản thân.
- Kỹ năng của người tham gia vào lĩnh vực nghệ thuật: Sử dụng ngôn ngữ, hình thể. Kỹ năng diễn xuất, phối hợp diễn xuất, thuyết trình… Ví dụ như người làm nghề diễn viên phải hội tụ được những yếu tố: Thanh (ngôn ngữ). Sắc (diện mạo). Thục (kỹ năng diễn xuất). Tinh (thần thái diễn xuất). Khí (nội lực). Thần (đỉnh cao của diễn xuất)
- Nghệ thuật có sức hấp dẫn giới trẻ hiện nay. Bởi vì, đây là ngành nghề mang lại sự sáng tạo. Được bao phủ bởi ánh hào quang, danh vọng, tiền bạc. Để sống với nghề bạn phải trau dồi, hoàn thiện mình từ ngoại hình đến tâm hồn. Có như vậy bạn mới không bị sự cám dỗ và không bị đánh mất mình.
Địa chỉ đào tạo:
- Để theo học ngành nghệ thuật. Bạn có thể tham khảo các trường có đào tạo ở địa chỉ: http://huongnghiephocduong.com/cac-truong-khoi-van-hoa-nghe-thuat/.
- Muốn trở thành sinh viên của các trường nghệ thuật. Bạn phải trải qua hai vòng thi: Vòng thi sơ tuyển năng khiếu và vòng thi đánh giá năng lực.
- Bạn phải nhớ rằng không ai sinh ra đã trở nên giỏi mà phải có quá trình phấn đấu rèn luyện. Tố chất là 1% của sự thành công còn lại 99% là ở bạn.
- Bạn cần phải xác định được mình là ai? Mình đang ở đâu? Sau này mình sẽ như thế nào? Hướng Nghiệp Học Đường chúc các bạn thành công trong việc lựa chọn nghề nghiệp tương lai.