1. Ngành công nghệ môi trường
Lĩnh vực đào tạo:
Kiến thức về khoa học cơ bản và cơ sở của các ngành hóa học, sinh học và xây dựng. Các chất thải công nghiệp và dân dụng, các quy trình công nghệ hóa – sinh học và các thiết bị xử lý chất thải.
Hướng nghiên cứu:
– Thiết kế và vận hành, sử dụng, bảo trì các thiết bị dụng cụ đo kiểm soát môi trường, các hệ thống thiết bị công nghệ xử lý môi trường; thống kê, quản lý, xây dựng, thẩm định các dự án về môi trường.
Hướng phát triển:
Công nghệ xử lý môi trường; thống kê, quản lý, xây dựng, thẩm định các dự án về môi trường.
Cơ hội việc làm:
Làm việc tại các nhà máy, xí nghiệp, công ty hoạt động trong lĩnh vực công nghệ xử lý môi trường, môi trường đô thị, cấp thoát nước, kỹ thuật hạ tầng, an toàn lao động, các viện nghiên cứu, các trường học có liên quan đến lĩnh vực môi trường.
2. Ngành kỹ thuật môi trường
Lĩnh vực đào tạo:
Kiến thức chuyên môn trong lĩnh vực môi trường: hóa học, sinh học trong kỹ thuật môi trường, xử lý nước thải, nước cấp, chất thải rắn, khí thải, tiếng ồn, kiểm soát ô nhiễm môi trường công – nông nghiệp, độc học môi trường, quản lý chất lượng môi trường, quan trắc môi trường, đánh giá tác động môi trường, ứng dụng công nghệ thông tin địa lý trong môi trường.
Hướng nghiên cứu:
Các vấn đề về môi trường trong sản xuất. Các biện pháp bảo vệ và đánh giá tác động môi trường trong thời kỳ gia tăng chất ô nhiễm độc hại. Các giải pháp kỹ thuật trong xử lý nước thải công nghiệp đặc thù như nước rò rỉ rác, nước thải dệt nhuộm, nước thải thuộc da…
Hướng phát triển:
Các kỹ thuật chống ô nhiễm, chống suy thoái môi trường. Các kỹ thuật chống xói mòn, chống suy thoái đất. Các biện pháp kiểm soát ô nhiễm môi trường các khu vực nuôi trồng thủy sản nhằm tăng cường phẩm chất các nguồn lợi thủy sản nội địa, giảm rủi ro trong nuôi trồng thủy sản. Sản xuất và thử nghiệm các chế phẩm sinh học, hóa học phục vụ công tác bảo vệ môi trường.
Cơ hội việc làm:
Công tác tại các viện, trường trong vùng, các sở ban ngành ở địa phương, đặc biệt là Sở Khoa học và công nghệ, Sở Tài nguyên và môi trường, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Sở Xây dựng, Sở công nghiệp, Sở Thủy sản, UBND các huyện thị, các công ty như cấp thoát nước, tư vấn môi trường, nuôi trồng thủy sản hoặc tham gia trong các chương trình, đề án trong, ngoài nước về môi trường.
3. Ngành quản lý môi trường
Lĩnh vực đào tạo:
Kiến thức và kỹ năng ứng dụng thực tiễn về các lĩnh vực quản lý chất lượng môi trường, quản lý chất thải, quan trắc môi trường, đánh giá tác động môi trường, kinh tế kiểm toán môi trường, sản xuất sạch hơn đồng thời trang bị các kiến thức cơ bản về quá trình hóa học, lý học, sinh học trong công nghệ xử lý môi trường, xử lý chất thải, kiểm soát ô nhiễm môi trường công nông nghiệp.
Cơ hội việc làm:
Ngăn ngừa, hạn chế mức độ gia tăng ô nhiễm, suy thoái và sự cố môi trường do con người và tác động tự nhiên gây ra, khắc phục ô nhiễm môi trường, trước hết ở những nơi đã bị ô nhiễm nghiêm trọng, phục hồi hệ sinh thái đã bị suy thoái, từng bước nâng cao chất lượng môi trường.
4. Ngành quản lý tài nguyên rừng
Lĩnh vực đào tạo:
Đào tạo kỹ sư lâm nghiệp chuyên sâu trong lĩnh vực quản lý tài nguyên rừng, có khả năng quản lý, tổ chức phát triển bền vững tài nguyên môi trường và các chức năng nghiệp vụ khác của rừng.
Hướng nghiên cứu:
Kiến thức về sinh thái môi trường, hệ sinh thái rừng, kỹ thuật và công nghệ trong quản lý, kiểm tra, giám sát và đánh giá tài nguyên rừng và môi trường cùng với kiến thức về kinh tế – xã hội và pháp luật có liên quan, về sinh thái nhân văn để làm việc trong các vùng rừng với các cộng đồng dân tộc khác nhau.
Hướng phát triển:
Tổ chức và thực hiện những chương trình điều tra, phân tích đánh giá, thiết kế các phương án quản lý tài nguyên rừng và môi trường.
Cơ hội việc làm:
Công tác tại các cơ quan quản lý nhà nước các cấp, các cơ sở đào tạo, các cơ quan nghiên cứu và phát triển có liên quan đến quản lý tài nguyên rừng và môi trường, các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, các doanh nghiệp nông lâm nghiệp, các công ty du lịch sinh thái và các đơn vị khuyến nông lâm cùng các dự án liên quan.
5. Ngành khoa học môi trường
Lĩnh vực đào tạo:
Kiến thức cơ bản và cơ sở của ngành môi trường; phục vụ công tác điều tra, nghiên cứu, giảng dạy và điều hành trong các lĩnh vực quản lý môi trường; công nghệ môi trường; khoa học môi trường ứng dụng.
Hướng nghiên cứu:
Phân tích, đánh giá, phát hiện và dự báo những vấn đề môi trường đã, đang và sẽ xảy ra, năng lực tổ chức thực thi các biện pháp xử lý, khắc phục, phòng tránh những tác động có hại đến môi trường.
Cơ hội việc làm:
Công tác tại các trường cao đẳng, đại học, các bộ, các tổng cục, các sở ban ngành địa phương có liên quan tới quản lý, quy hoạch môi trường, khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên; các hoạt động kinh tế – xã hội, quốc phòng cũng như các viện nghiên cứu liên quan đến lĩnh vực trên.
6. Ngành quản lý môi trường và du lịch sinh thái
Lĩnh vực đào tạo:
Kiến thức chuyên sâu và kỹ năng về sinh học bảo tồn, địa lý du lịch, quản lý cảnh quan, quản trị du lịch, quy họach phát triển du lịch sinh thái bền vững, có khả năng xây dựng, quản lý thực hiện các đề án về xây dựng tôn tạo các cảnh quan phục vụ du lịch sinh thái hoặc hướng dẫn du lịch sinh thái và các dịch vụ có liên quan.
Hướng phát triển:
Du lịch, công ty dịch vụ du lịch, khu du lịch sinh thái, khu nghỉ dưỡng, vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, khu dự trữ sinh quyển, khu di tích lịch sử,…
Cơ hội việc làm:
Công tác ở các cơ quan: vụ, viện nghiên cứu, cục, tổng cục trực thuộc các bộ, ngành ở trung ương; các sở tài nguyên và môi trường, sở khoa học và công nghệ, phòng quản lý chức năng liên quan đến tài nguyên và môi trường; các trung tâm nghiên cứu và tư vấn, các tổ chức chính phủ, phi chính phủ, các tổ chức quốc tế có hoạt động liên quan; các doanh nghiệp kinh doanh chất thải, công nghệ môi trường và các doanh nghiệp công nghiệp khác.
7. Ngành kinh tế và quản lý môi trường
Lĩnh vực đào tạo:
Cử nhân kinh tế có nền tảng kiến thức rộng và vững về kinh tế và các môn khoa học liên quan, sâu về cơ sở lý luận – phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu thực thi kinh tế môi trường và quản lý môi trường, đáp ứng chủ trương kinh tế hóa ngành tài nguyên và môi trường trong các lĩnh vực: tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản – địa chất, bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên, quy hoạch sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên…
Cơ hội việc làm:
-Bộ Tài nguyên và Môi trường còn xem xét duyệt, cấp học bổng, trao giải thưởng có sinh viên có thành tích học tập xuất sắc cũng như trong nghiên cứu khoa học có liên quan đến ngành Tài nguyên và Môi trường.
Xem nhanhnhóm ngành Tài nguyên và môi trường
Liên quan
Hướng nghiệp cùng bạn tìm hiểu trường Đại học Y Dược Thái Bình
Đại học Y Dược Thái Bình và thông tin cần biết Trường Đại học Y ...