Đặc điểm hoạt động của nghề điện dân dụng:
- Nghề điện dân dụng gồm có các chuyên môn như: Lắp đặt, vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa mạng điện cho sản xuất và cho sinh hoạt gia đình; sửa chữa thiết bị điện: biến áp, động cơ, đồng hồ đo điện…. Sửa chữa đồ dùng điện: quạt điện, bàn là điện, lò vi sóng, bếp điện…
- Đối tượng lao động của nghề điện dân dụng là: Các nguồn điện một chiều và xoay chiều, điện áp thấp – cao, công suất nhỏ – lớn. Các vật tư kỹ thuật điện. Các khí cụ điện, đồ dùng, thiết bị điện. Đường dây, mạch điện.
- Nội dung lao động của nghề điện dân dụng là: Phán đoán, phát hiện những hiện tượng hư hỏng của mạng điện, khí cụ điện, đồ dùng điện, thiết bị điện. Kiểm tra, xác định nguyên nhân hư hỏng về điện và cơ.Tiến hành sửa chữa, khôi phục chức năng của mạch điện và thiết bị điện. Đảm bảo sự cung cấp liên tục điện năng và sử dụng tốt điện năng. Bảo dưỡng và điều chỉnh thiết bị điện, bảo dưỡng mạng điện.
- Công cụ lao động trong nghề điện dân dụng là: Đồ dùng bảo hộ lao động: mũ, quần áo, giầy… Dụng cụ cơ khí: búa, kìm, tuốc-nơ-vít, khoan… Thiết bị chuyên dùng: mỏ hàn, đồng hồ vạn năng. Tài liệu tham khảo về kỹ thuật điện
Điều kiện làm việc và cơ hội nghề nghiệp
- Công việc của người thợ điện dân dụng thường được thực hiện tùy theo tính chất công việc như: Làm việc tại nhà, trong môi trường lao động thông thường. Làm việc ngoài trời. Làm việc ở những khu vực nguy hiểm như cột điên, ổ điện, hộp điện. Có những công việc cần sự vận động, di chuyển, leo cao như lắp đặt mạng điện, quạt trần, đèn.
Những phẩm chất và kỹ năng cần thiết
- Nghề điện dân dụng yêu cầu sức khỏe với người lao động ở mức độ trung bình, không bệnh tật. Có xu hướng giải quyết vấn đề đơn giản, trực tiếp. Có khả năng tiếp thu được những kiến thức về kỹ thuật điện. Có khả năng thao tác nhanh nhẹn. Làm các công việc một cách khéo léo, chắc chắn và chính xác. Đồng thời trong công việc có ý thức tổ chức kỷ luật. Có tính cẩn thận, có óc quan sát và có khả năng tìm hiểu, khám phá. Bạn cũng phải là người có ham muốn sửa chữa các thiết bị, vật dụng trong gia đình.
- Những người mắc bệnh sợ độ cao không nên làm nghề điện dân dụng. Ngoài ra những người mắc một số bệnh như: Yếu tim, lao phổi, thấp khớp nặng, thần kinh, loạn thị, điếc, run tay… cũng không nên theo nghề.
Địa chỉ đào tạo và triển vọng của nghề
- Nghề điện dân dụng hiện nay có nhiều trình độ đào tạo khác nhau như: Học nghề ở các Trung tâm Kỹ thuật Tổng hợp – Hướng nghiệp, Các trường: Dạy nghề, Trung cấp chuyên nghiệp, Cao đẳng, Đại học. Tùy theo năng lực của bạn để có thể lựa chọn các phương thức đào tạo khác nhau. Khi bạn tốt nghiệp THCS trở lên là có thể tham gia học nghề.
- Triển vọng của nghề điện dân dụng là vô cùng phát triển bởi gắn liền với nhu cầu thiết yếu của đời sống. Nếu là thợ điện dân dụng thì bạn có thể làm việc ở thành thị, nông thôn hay miền núi. Bạn có thể làm ở các hộ gia đình, văn phòng, công ty, khu dân cư, nhà máy, công trình… Ngoài ra khi bạn có vốn thì bạn có thể trở thành chủ của những cơ sở sửa chữa, lắp đặt, sản xuất thiết bị điện hoặc hợp tác, liên doanh quốc tế.
Nhìn chung nghề điện dân dụng luôn mang lại cho bạn việc làm ổn định nếu như bạn có năng lực và tình yêu nghề. Đồng thời nghề điện dân dụng còn mở ra cho bạn một con đường phát triển trong tương lai. Bạn có thể lựa chọn nghề điện dân dụng làm nghề nghiệp cho mình nếu thấy mình có năng lực phù hợp với nghề. Chúc bạn thành công với sự lựa chọn của mình.
1 bình luận
Bình luận Bạn sẽ làm gì trong tương lai khi học nghề Điện công nghiệp