Con đường trở thành luật sư liệu có phù hợp với bạn
Hiện có rất nhiều bạn trẻ mong muốn trở thành luật sư. Làm sao để trở thành luật sư? Muốn trở thành luật sư cần những điều kiện gì? Cùng bạn tìm hiểu con đường trở thành một luật sư.
Nghề luật sư là gì?
Nghề luật sư là những người hành nghề luật, được cấp phép và cung cấp dịch vụ pháp lý cho khách hàng. Nghề luật sư làm việc theo quy định của pháp luật và đạo đức nghề nghiệp. Nghề luật sư nhằm bảo vệ công lý, xây dựng xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
Nghề luật sư làm công việc gì?
Căn cứ vào Luật Luật sư năm 2006 và Luật Luật sư sửa đổi năm 2012. Nghề luật sư làm những công việc chủ yếu sau: Tư vấn pháp lý. Tư vấn hợp đồng. Đại diện cho khách hàng trong lĩnh vực pháp lý. Nghiên cứu thu thập bằng chứng, soạn thảo tài liệu trong tranh tụng. Hướng dẫn tổ chức cá nhân hành xử đúng theo pháp luật. Công việc của luật sư là bảo vệ quyền lợi, lợi ích của khách hàng theo quy định của pháp luật.
Làm sao để trở thành luật sư?
Muốn trở thành luật sư bạn phải có những điều kiện sau: Bằng tốt nghiệp cử nhân Luật; Bằng tốt nghiệp chương trình đào tạo Luật sư; Tập sự tại một tổ chức luật. Kiểm tra kết thúc tập sự; Cấp chứng chỉ hành nghề Luật sư.
1. Bằng Tốt nghiệp cử nhân luật
Để có bằng cử nhân luật bạn phải học ngành luật ở các trường đại học. Thời gian đào tạo đại học thông thường là 4 năm. Sau khi tốt nghiệp bạn được cấp bằng Cử nhân Luật.
2. Bằng tốt nghiệp chương trình đào tạo Luật sư
Có bằng cử nhân luật, bạn phải đăng ký tham dự khóa đào tạo nghề luật sư. Thời gian khóa học nghề luật sư là 12 tháng. Nơi đào tạo: Học viện Tư pháp. Sau thời gian học và đạt kết quả thi tốt nghiệp được cấp bằng Luật sư.
3. Tập sự tại một tổ chức luật
Có giấy chứng nhận tốt nghiệp luật sư bạn phải đăng ký tập sự 12 tháng. Nơi tập sự là công ty luật hoặc văn phòng luật. Người hướng dẫn tập sự phải có hơn 3 năm kinh nghiệm làm luật sư. Mỗi người hướng dẫn không quá 3 người trong cùng thời điểm.
Những người được miễn thời gian tập sự hành nghề luật sư: Thẩm phán, kiểm sát viên, điều tra viên cao cấp, giáo sư, phó giáo sư, giảng viên cao cấp, tiến sĩ ngành luật.
Những người được giảm thời gian tập sự hành nghề luật sư: Điều tra viên sơ cấp, thẩm tra viên ngành Tòa án, kiểm tra viên ngành Kiểm sát, chuyên viên, nghiên cứu viên, giảng viên trong lĩnh vực pháp luật.
4. Kiểm tra kết thúc tập sự
Sau thời gian tập sự Liên đoàn luật sư Việt Nam sẽ tổ chức kiểm tra kết quả. Bài kiểm tra gồm hai phần thi viết và thi thực hành. Nội dung thi liên quan đến kiến thức đã học và thực hành. Nếu đạt yêu cầu sẽ được cấp giấy chứng nhận kiểm tra kết quả tập sự. Nếu chưa đạt sẽ được gia hạn tập sự và kiểm tra lại. Nếu kiểm tra lại chưa đạt phải đăng ký tập sự lại từ đầu.
Những người được miễn kiểm tra tập sư hành nghề Luật sư: Thẩm phán, kiểm sát viên, điều tra viên cao cấp, điều tra viên trung cấp, giáo sư, phó giáo sư chuyên ngành luật, tiến sỹ luật, thẩm tra viên cao cấp ngành Tòa án, kiểm tra Viên cao cấp ngành Kiểm sát, chuyên viên cao cấp, nghiên cứu viên cao cấp, giảng viên cao cấp trong lĩnh vực pháp luật.
5. Cấp chứng chỉ hành nghề Luật sư
Sau khi được cấp giấy chứng nhận kết quả tập sự sẽ làm hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề. Chứng chỉ hành nghề luật sư do Bộ Tư pháp cấp Có chứng chỉ hành nghề sẽ đăng ký tham gia các Đoàn luật sư. Liên đoàn luật sư cấp thẻ hành nghề luật sư.
6. Hành nghề Luật sư
Sau khi hoàn thành những điều kiện sau: Có Bằng tốt nghiệp cử nhân Luật. Có Bằng tốt nghiệp chương trình đào tạo Luật sư. Tập sự tại một tổ chức luật. Hoàn thành Kiểm tra kết thúc tập sự. Được cấp chứng chỉ hành nghề Luật sư. Được gia nhập đoàn luật sư. Được cấp thẻ hành nghề luật sư thì được hành nghề Luật sư.
Luật sư có thể hành nghề ở các công ty luật, văn phòng luật. Hành nghề cá nhân sau khi đăng ký với sở tư pháp địa phương nơi hành nghề.
Tham khảo: Trường Đại học Luật Hà Nội
Nhìn chung: Để trở thành luật sư đòi hỏi người học phải trải qua một quá trình rất dài. Nghề luật sư đòi hỏi người học phải có đạo đức nghề nghiêp, hiểu biết pháp luât, gương mẫu, tự giác chấp hành pháp luật. Người hành nghề luật sư phải tự chịu trách nhiệm cá nhân trước khách hàng về hoạt động nghề nghiệp. Nếu có niềm đam mê, có kiến thức chuyên môn sâu về luật và không ngại khó khăn thì bạn có thể lựa chọn nghề luật sư. Chúc bạn thành công.
Tham khảo thêm: Trường Đại học Luật TP. HCM