Nghề diễn giả được hiểu như thế nào?
- Nghề diễn giả là nghề diễn thuyết trước công chúng. Nghề diễn giả có từ thời cổ đại văn minh Hy Lạp, La Mã. Nghề diễn giả phát triển từ ngày xưa đến hôm nay và mai sau.
- Diễn giả là người nói chuyện, diễn thuyết trước đông người. Để có thể thuyết phục được người nghe diễn giả cần phải có sự chuẩn bị đầy đủ, công phu. Những vấn đề trong cuộc sống, xã hội, tâm lý, tình cảm con người được diễn giả truyền tải đến với công chúng. Mục đích cao cả của nghề diễn giả là truyền tải thông tin đúng đắn đến với người nghe.
- Ở nước ta hiện nay, nghề diễn giả được coi là nghề khá mới mẻ. Nghề diễn giả có sức hấp dẫn với nhiều bạn trẻ trong việc lựa chọn nghề nghiệp tương lai. Nhiều bạn trẻ có khả năng ăn nói lựa chọn nghề vì ảo tưởng mình có thể trở thành diễn giả.
- Để trở thành diễn giả đòi hỏi phải có kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm và sự trải nghiệm trong cuộc sống. Diễn giả là người chia sẻ những hiểu biết, kinh nghiệm của chính mình. Muốn trở thành diễn giả thì phải thành công trong một nghề nghiệp cụ thể. Người làm diễn giả thường làm và thành công trong nghề nghiệp khác trước.
Công việc của người làm nghề diễn giả
- Người làm nghề diễn giả có công việc chính là diễn thuyết trước công chúng. Diễn giả thuyết phục công chúng bằng ngôn từ qua bài diễn thuyết. Để có thể diễn thuyết diễn giả cần chuẩn bị nội dung cho bài thuyết trình. Bài thuyết trình phải xác định được đối tượng, mục tiêu, nội dung, phong cách thuyết trình.
- Để thuyết trình hiệu quả diễn giả phải tìm kiếm thông tin, tài liệu cho bài viết. Tham khảo ý kiến người có chuyên môn về lĩnh vực mình định thuyết trình. Trau dồi kiến thức, kỹ năng về lĩnh vực chuẩn bị thuyết trình.
- Tham gia các buổi hội thảo, nói chuyện, diễn thuyết
- Trả lời những thắc mắc, câu hỏi của người nghe. Tiếp nhận có chọn lọc ý kiến đóng góp của công chúng.
- Xây dựng hình ảnh cho bản thân qua các công ty đại diện…
Muốn trở thành diễn giả phải học ở đâu?
- Để trở thành diễn giả thì điều quan trọng nhất là tự học. Ở Việt Nam chưa có trường đại học đào tạo chuyên ngành này. Hiện nay mới chỉ có một số công ty, câu lạc bộ liên kết nước ngoài đào tạo các khóa học. Khóa học về kỹ năng mềm và thực hành phát triển kỹ năng.
- Một diễn giả chuyên nghiệp phải nói hay, cuốn hút công chúng. Phải học hỏi những diễn giả nổi tiếng nhưng không biến mình thành bản sao của họ. Phải lựa chọn cho mình một lĩnh vực cụ thể. Phải tích lũy kiến thức sâu rộng và luôn tin tưởng, mong muốn sự thành công của người nghe.
Những tố chất của người làm nghề diễn giả
- Nghề diễn giả đòi hỏi rất nhiều tố chất như: nói hay, diễn tốt. Để có thể nói hay đòi hỏi diễn giả phải có sự tích lũy kiến thức. Muốn có kiến thức phải học thật nhiều, đọc , nghiên cứu tìm hiểu mọi lúc, mọi nơi. Để diễn tốt đòi hỏi diễn giả phải không ngừng học hỏi, thực hành ở mọi lúc, mọi nơi. Năng khiếu bẩm sinh chỉ có thể phát triển được khi chúng ta luôn trau dồi, vận dụng thực hành trong giao tiếp.
- Nhìn chung muốn trở thành diễn giả đòi hỏi bạn phải tâm huyết với nghề. Luôn mong muốn người khác tiến bộ và thành công. Luôn học hỏi, trau dồi kiến thức, luôn học đi đôi với hành. Không ngừng tự học, không ngừng sáng tạo.
Cơ hội việc làm khi theo học nghề diễn giả
- Đặc trưng nghề nghiệp của nghề diễn giả khác biệt với những nghề khác về thời gian và công việc. Đây là nghề không có thời gian làm việc cố định khi phụ thuộc vào các sự kiện. Các buổi diễn thuyết của diễn giả theo lịch trình của bên tổ chức sự kiện. Sân khấu, bục giảng, các hội trường lớn là nơi làm việc của diễn giả.
- Nghề diễn giả là nghề đang rất mới ở nước ta. Nguồn thu nhập mang lại cho diễn giả chưa ổn định. Chỉ có một số ít người nổi tiếng mới có thu nhập cao. Để có thể duy trì và đảm bảo cuộc sống thì diễn giả cần có thêm những nguồn thu nhập khác đi kèm. Diễn giả đồng thời là người đào tạo kỹ năng, dẫn dắt, truyền động lực sống đến với người nghe. Hãy yêu nghề và làm nghề vì niềm đam mê. Đừng đặt yếu tố tiền bạc trong việc lựa chọn nghề.
Nhìn chung nghề diễn giả là một nghề khó khăn, vất vả. Để trở thành một diễn giả chuyên nghiệp đòi hỏi phải có cái tâm với nghề. Phải lựa chọn con đường đi cho bản thân mình khi trở thành người truyền kỹ năng sống, truyền động lực, khơi dậy tiềm năng, khơi dậy sự nhận thức cho mọi người. Diễn giả chỉ thành công khi sống mãi trong tim người nghe. Nếu mình có niềm đam mê, có sự phù hợp nghề và qua khổ luyện bạn có thể trở thành diễn giả.