Tìm hiểu ngành Kiến trúc
Xã hội ngày càng phát triển. Nhu cầu ăn, ở, mặc của con người được đặt lên hàng đầu. Ngành kiến trúc trở thành một ngành thời thượng. Ngành có sức hút lớn đối với các bạn trẻ hiện nay. Để tìm hiểu xem ngành Kiến trúc có phù hợp với bạn. Bạn có thể trở thành Kiến trúc sư hay không? Hướng Nghiệp Học Đường mời bạn cùng tham khảo bài viết về ngành Kiến trúc.
Đặc điểm hoạt động của nghề:
- Để trở thành một kiến trúc sư thành công trong ngành kiến trúc. Bạn phải là người có đam mê nghệ thuật, đồng thời phải có tố chất nổi trội về kỹ thuật. Bạn phải có tư duy sáng tạo, có ý tưởng. Bạn phải hiểu được yêu cầu về nơi ở của người sử dụng.
- Kiến trúc sư là những người được đào tạo trong ngành kiến trúc. Công việc của kiến trúc sư là thiết kế các công trình xây dựng trên đồ án, bản vẽ. Kiến trúc sư là người tạo ra sản phẩm kiến trúc.
Điều kiện làm việc và cơ hội nghề nghiệp:
- Kiến trúc sư có thể làm việc ở các văn phòng tư vấn. Xưởng thiết kế, quy hoạch dự án. Giám sát thi công, nghiệm thu và bàn giao công trình xây dựng.
- Kiến trúc sư là những người chịu áp lực công việc rất lớn. Từ ý tưởng ban đầu đến việc hiện thực hoá thành sản phẩm đòi hỏi bạn phải nỗ lực không biết mệt mỏi.
- Cơ hội nghề nghiệp trong ngành kiến trúc luôn rộng mở với các bạn có niềm đam mê sáng tạo. Ngành kiến trúc mang lại sự khẳng định dấu ấn nghề nghiệp của kiến trúc sư. Năng lực cá nhân được thể hiện qua các công trình xây dựng. Nghề nghiệp mang lại cho bạn cuộc sống tốt đẹp hơn. Bạn có nhiều mối quan hệ xã hội và nhiều cơ hội để sáng tạo.
- Kiến trúc sư là người sáng tạo công trình. Người thiết kế mặt bằng, không gian, hình thức, cấu trúc và dự đoán sự phát triển của công trình. Nhưng từ đồ án đến hiện thực thì kiến trúc sư phải vượt qua được: Sự đánh giá của các đồng nghiệp. Sự tín nhiệm của nhà đầu tư cũng như của người sử dụng công trình.
- Kiến trúc sư là người sáng tạo và cũng là người định hướng nghệ thuật cho công chúng.
Những đặc thù nghề nghiệp trong ngành:
- Để trở thành một kiến trúc sư bạn phải có năng khiếu về nghệ thuật hội hoạ. Bạn phải giỏi về khoa học tự nhiên: toán học, vật lý… Bạn phải có ý tưởng sáng tạo, yêu nghề.
- Bạn muốn trở thành kiến trúc sư thì bạn phải tạo ra sự khác biệt. Bạn phải có đam mê, nhiệt tình biến ý tưởng của mình thành phương tiện tốt nhất. Để phục vụ nhu cầu ở và thưởng thức nghệ thuật của con người.
- Thành công của bạn được đánh giá bằng cảm nhận của công chúng và được khẳng định qua thời gian.
Những phẩm chất và kỹ năng cần thiết:
- Ngành kiến trúc đào tạo kiến trúc sư; kiến trúc sư là người tổng hoà tư chất của người nghệ sỹ, nhà khoa học, chuyên gia kỹ thuật, nhà văn hoá và xã hội. Là sự kết hợp hài hoà của nghệ thuật với khoa học, kỹ thuật vào đời sống.
- Những phẩm chất của người làm nghề kiến trúc: Năng khiếu mỹ thuật; Tư duy trừu tượng, năng lực thẩm mỹ trong không gian, nhận thức. Ý thức sáng tạo cái đẹp, đam mê hình khối, đam mê những công trình xây dựng và luôn mong muốn xây dựng công trình.
- Những kỹ năng cần thiết: Ngành kiến trúc đòi hỏi kiến trúc sư phải có bản lĩnh nghề nghiệp. Tinh thần ham học hỏi, sự sáng tạo. Tính kiên trì, có khả năng làm việc với cường độ cao; chịu được áp lực nặng nề trong công việc.
- Ngành kiến trúc luôn đòi hỏi những người yêu nghề mãnh liệt, nỗ lực không ngừng. Đặc biệt là khả năng tự học và sự sáng tạo không ngừng.
Bạn có thể học ngành Kiến trúc ở đâu?
- Ngành Kiến trúc hiện nay được một số trường Đại học, Cao đẳng đào tạo trên cả nước.
- Bạn có thể tham khảo hệ Đại học ở: http://huongnghiephocduong.com/cac-truong-dai-hoc-nhom-nganh-kien-truc-my-thuat/
- Bạn có thể tham khảo hệ Cao đẳng ở: http://huongnghiephocduong.com/cac-truong-cao-dang-nhom-nganh-kien-truc-my-thuat/.
- Nhìn chung ngành kiến trúc đòi hỏi lượng lao động kỹ thuật cao và là ngành có thu nhập hấp dẫn. Kiến trúc sư là người của công chúng, là người làm hài lòng công chúng trong công trình xây dựng. Ngành kiến trúc có sự đào thải những người thiếu năng động sáng tạo và kỹ năng nghề nghiệp.
- Với những thông tin trong bài viết về ngành Kiến trúc, Hướng Nghiệp Học Đường mong muốn các em học sinh THPT không còn những băn khoăn, lo lắng khi chọn ngành học đầy sáng tạo này.(Hướng Nghiệp Học Đường)