Hướng dẫn viên du lịch là nghề như thế nào?
Hướng dẫn viên du lịch hiện nay đang là sự lựa chọn của nhiều người. Bạn có muốn chọn nghề hướng dẫn viên du lịch? Hướng Nghiệp Học Đường sẽ giới thiệu đến với các bạn những thông tin về nghề hướng dẫn viên du lịch. Mời bạn cùng tham khảo.
Đặc điểm hoạt động của nghề hướng dẫn viên du lịch
Nghề hướng dẫn viên du lịch có thời gian làm việc không cố định. Thời gian hoạt động chủ yếu là: Đón khách tham quan. Đi hướng dẫn cùng đoàn khách. Giới thiệu khách tham quan tại các điểm du lịch. Chăm lo cho đoàn. Giải quyết vấn đề phát sinh của khách trong tour. Tiễn khách sau khi kết thúc tour, hoặc giải quyết các sự cố sau khi kết thúc tour…
Hướng dẫn viên du lịch là người luôn không ngừng học hỏi. Luôn bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng chuyên môn. Cải thiện khả năng nghiệp vụ. Nâng cao tay nghề chuẩn bị cho các chuyến đi hướng dẫn tốt hơn. Là nghề tương đối đơn điệu. Thường lặp lại các thao tác, lộ trình với các đối tượng quen thuộc. Nội dung hướng dẫn không thay đổi nhiều đó là các thông tin chủ yếu mà hướng dẫn viên phải cung cấp cho khách. Trong các công ty du lịch thì mỗi hướng dẫn viên có thể chỉ chuyên một đối tượng khách. Hoặc tuyến, điểm du lịch nhất định.
Điều kiện làm việc trong nghề hướng dẫn viên du lịch
Nghề đòi hỏi hướng dẫn viên phải nhiệt tình, chu đáo. Hướng dẫn viên là người đại diện cho công ty, tổ chức kinh doanh du lịch. Đại diện cho ngành du lịch, cho đất nước, cho dân tộc. Trong công việc phải lăn xả. Làm bằng tất cả lòng nhiệt tình và trách nhiệm với khách. Ngoài giỏi kiến thức chuyên môn và nghiệp vụ. Còn phải có giờ giấc linh hoạt, phải khéo léo và cực kỳ chịu khó.
Công việc của hướng dẫn viên bao gồm: Đón khách, dẫn khách , giúp đỡ, hỗ trợ khách làm thủ tục xuất nhập cảnh. Hướng dẫn khách mua sắm, giải trí, vui chơi. Xử lý nhanh chóng các sự cố phát sinh trong chuyến du lịch của khách. Hướng dẫn viên du lịch luôn nở nụ cười trên môi. Đằng sau nụ cười là những giọt mồ hôi. Là nước mắt rong ruổi trên những chặng hành trình của các tous du lịch. Là nữ thì phải đánh đổi rất nhiều. Phải chịu nhiều cay đắng phũ phàng trong cuộc sống gia đình khi có những thông tin không tốt về nghề. (Sự cám dỗ của tiền bạc, sự xa cách của vợ chồng, việc ăn ở chung trong các tous du lịch…)
Những phẩm chất và kỹ năng cần thiết của hướng dẫn viên du lịch
Phẩm chất:
Hướng dẫn viên là người phải yêu nghề. Có duyên với nghề, có tác phong linh hoạt, sống động. Vẻ mặt tươi tắn, thân thiện. Ánh mắt biểu cảm, thái độ giúp đỡ, quan tâm. Kiến thức vững vàng, ứng xử thông minh, khéo léo…
Hướng dẫn viên du lịch có ngoại hình ưa nhìn. Có khả năng nhạy cảm, nắm bắt ý nghĩ và tình cảm của người khác, ứng xử “tâm lý”. Biết lắng nghe, biết im lặng khi cần thiết… Quan tâm đến những người xung quanh. Thông cảm và chia sẻ nỗi buồn, nhân lên niềm vui.
Hướng dẫn viên du lịch có kỹ năng “nói”: Chất giọng tốt, khả năng tư duy nhanh. Khéo léo trong lời ăn tiếng nói. Tự nhiên trong hành văn, hấp dẫn, lôi cuốn người nghe một cách tự nhiên, truyền cảm… Đây không hoàn toàn là năng khiếu có tính chất bẩm sinh mà có thể do học tập, rèn luyện.
Hướng dẫn viên đòi hỏi sự hiểu rộng, biết nhiều. Không ngừng trau dồi tri thức. Am hiểu về lịch sử, địa lý, con người, phong tục tập quán. Giới thiệu được những nét hay, đẹp đặc sắc của từng vùng, miền, danh thắng với khách du lịch.
Hướng dẫn viên là người kiên nhẫn, độc lập. Là người khoẻ mạnh và không say tàu xe. Không những lo cho bản thân, mà cả đoàn khách, và nhiều vấn đề khác.
Kỹ năng cần thiết:
Kỹ năng giao tiếp, thuyết trình:
Kỹ năng giao tiếp giúp bạn có thể tự tin tiếp xúc với mọi đối tượng du khách. Dễ dàng tạo ấn tượng tốt với họ.
Kỹ năng ứng biến/xử lý tình huống. Kỹ năng “phản ứng nhanh” sẽ giúp cho người hướng dẫn viên luôn làm chủ được tình thế khi có những vấn đề phát sinh.
Kỹ năng giao tiếp trước đám đông. Là kỹ năng quan trọng đối với người hướng dẫn viên du lịch.
Kỹ năng thuyết trình trước đông người: Một hướng dẫn viên giỏi nghiệp vụ vừa phải nắm bắt được tâm lý du khách. Vừa phải thông thuộc các kỹ năng thuyết trình. Phải tạo được sự truyền cảm trong những bài thuyết trình của bạn.
Kỹ năng tổ chức:
Mỗi tour du lịch thường là đã được lên sẵn về thời gian, điểm đến, chỗ ăn ở nghỉ ngơi,… Một chuyến đi sinh động và đầy các yếu tố bất ngờ thú vị mới là điều đọng lại nhiều cảm xúc trong lòng khu khách. Có thế nói, lịch trình, những điểm đến là phần cứng của hành trình, còn người hướng dẫn viên du lịch tài ba phải biết thổi hồn vào hành trình đó, phải trở thành linh hồn của những chuyến đi.
Kỹ năng ngoại ngữ:
Đây được coi như một yêu cầu bắt buộc đối với bất cứ một người mong muốn bước chân vào nghề này. Tuy nhiên, nếu muốn giỏi nghề bạn không thể chỉ dừng lại ở việc thành thạo các kỹ năng nghe – để hiểu, và nói – để truyền đạt, mà bạn còn phải rèn luyện cho mình cách “cảm thụ” ngoại ngữ để có thể hiểu được những gì “nằm ngoài ngôn từ”. Điều đó sẽ giúp cho việc giao tiếp của bạn với du khách trở nên dễ thấu hiểu nhau hơn, có chiều sâu hơn.
Kỹ năng làm chủ cảm xúc:
Là một người hướng dẫn viên, công việc của bạn giống như là “làm dâu trăm họ”, phải luôn luôn trong tâm thế vui vẻ, cởi mở, thoải mái để phục vụ du khách được tốt nhất. Phải luôn luôn điềm tĩnh trước mọi tình huống, dù có xảy ra chuyện gì cũng phải giữ thái độ lịch thiệp với du khách. Phải tạo cho du khách sự an tâm và thoải mái khi đồng hành với mình. Đây chính là một kỹ năng cần thiết mà bạn phải luôn cố gắng trau dồi để thành công trong công việc này.
Kỹ năng quan sát:
Quan sát không chỉ là nhìn, mà phải là “nắm bắt” – nhìn và thu nhận được gì. Giao tiếp ứng xử không phải lúc nào cũng được thực hiện qua ngôn ngữ nói, nhiều khi là một cử chỉ, là một ánh mắt, là một cái nhíu mày, hay cái bĩu môi,… Nếu là người giỏi quan sát, bạn sẽ thấy trong hàng chục khuôn mặt có thể có những nét biểu cảm khác nhau, bạn sẽ “đo” được chỉ số cảm xúc của khách đang như thế nào, từ đó sẽ giúp bạn điều chỉnh ứng xử để thay đổi cảm xúc du khách theo hướng tích cực hơn.
Bạn có thể học nghề hướng dẫn viên du lịch ở đâu?
Bạn yêu thích ngành du lịch, bạn muốn trở thành một hướng dẫn viên du lịch. Bạn có thể tìm hiểu các trường Đại học có đào tạo ngành du lịch
Hoặc bạn có thể tìm hiểu thêm về các trường cao đẳng có đào tạo du lịch
Ngoài ra, bạn cũng có thể tìm hiểu các trường Trung cấp du lịch ở địa phương nơi bạn sinh sống.
Cơ hội nghề nghiệp của nghề hướng dẫn viên du lịch
Muốn trở thành hướng dẫn viên bạn phải thi vào một trường du lịch, khối thi là khối D (Toán, Văn, Ngoại ngữ). Khi vào Đại học, Cao đẳng hay Trung cấp du lịch bạn phải có khả năng ăn nói hoặc diễn đạt tốt. Bạn cần trang bị cho mình một vốn ngoại ngữ, am hiểu sâu rộng về nghề nghiệp mà mình đang thực hiện…
Nghề hướng dẫn viên được xếp trong Top những nghề có sự phát triển bền vững, lâu đời, hứa hẹn tương lai. Khi trở thành một hướng dẫn viên, bạn sẽ được đi đó đi đây mà không phải bỏ tiền túi, được chiêm ngưỡng vẻ đẹp của mọi miền, được tiếp xúc với nhiều nền văn minh trên thế giới, được ở khách sạn “nhiều sao”, nghề có mức lương quyến rũ (Thu nhập khoảng 300.000 đồng/ngày đi tour nội địa, tour nước ngoài là 25 USD/ngày, lương tính theo ngày đi tour, tháng thu nhập chừng 10.000.000 đồng/tháng).
Hiện tại, ngành Du lịch nước ta đang rất thiếu nguồn nhân lực, do đó sinh viên đang theo học ngành này không lo thất nghiệp. Vào đầu mùa du lịch, các Công ty Du lịch, Lữ hành thường tìm đến các khoa, trường đào tạo chuyên ngành để tuyển sinh viên giỏi, có thể đáp ứng yêu cầu của họ để tham gia hướng dẫn du lịch.
Xem thêm: Trường Đại học Văn hóa Thể thao Du lịch Thanh Hóa
Nhưng để trở thành một người giỏi, có thu nhập cao và được mọi người quý mến thì các em phải biết tự trang bị cho mình những kiến thức, kỹ năng cần thiết, không ngừng tìm tòi học hỏi, tích lũy vốn sống để có thể nhạy bén, ứng xử kịp thời trước mọi tình huống, đồng thời phải chú ý rèn luyện thể chất và phải chấp nhận chịu cực, không ngại thử thách.