Trang chủ / Kỹ năng sống / Diễn biến tâm lý học sinh sau tốt nghiệp trung học phổ thông

Diễn biến tâm lý học sinh sau tốt nghiệp trung học phổ thông

Đặc điểm tâm lý lứa tuổi học sinh trung học phổ thông

  • Thời kỳ trung học phổ thông thường có độ tuổi từ 15 đến 18 tuổi. Đây được gọi là tuổi đầu thanh niên. Đến tuổi 18 là lúc các em bước vào tuổi thanh niên. Tuổi thanh niên là giai đoạn phát triển về tâm lý và xã hội. Tuổi thanh niên được coi như một hiện tượng tâm lý xã hội.
  • Sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông các em có sự thay đổi rất lớn. Sự thay đổi sẽ gây ra một hiệu ứng tâm lý sâu sắc với mỗi người. Thói quen định hình trong cuộc sống bị phá vỡ. Thói quen hằng ngày đi học, đến trường học tập, giao tiếp với bạn bè, thầy cô… Không gian giao tiếp là lớp học với bạn bè đồng trang lứa không còn. Tất cả quy chuẩn của nhà trường dành cho các em bị phá vỡ. Các em phải đối mặt với những thay đổi. Nếu không có sự chuẩn bị chu đáo từ gia đình sẽ có ảnh hưởng đến các em.

Sự thay đổi về tâm lý của học sinh sau khi tốt nghiệp phổ thông

Sự phát triển về thể chất

  • Cơ thể đạt tới mức phát triển của người trưởng thành. Trí tuệ có thể hoạt động ở mức cao. Tư duy ngôn ngữ phát triển mạnh. Khả năng hưng phấn và ức chế tăng lên. Các em dễ bị tác động của những kích thích trong cuộc sống. Thể chất của lứa tuổi thanh niên có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển tâm lý. Đồng thời có sự tác động không nhỏ đến việc lựa chọn nghề nghiệp tương lai.

Sự thay đổi về điều kiện sống

  • Các em không phải đến trường hằng ngày, không bị bó buộc vào bài học. Không bị ràng buộc về thời gian và những quy tắc trong nhà trường.
  • Sự giải phóng về hoạt động học tập làm thay đổi các hoạt động khác kéo theo.Thời gian dành cho gia đình của các em sẽ dài hơn và sẽ có sự ảnh hưởng không nhỏ. Các em có đầy đủ quyền, nghĩa vụ với gia đình về các vấn đề quan trọng.
  • Ý thức tham gia các hoạt động xã hội đã được hình thành. Quan hệ giao tiếp được mở rộng giúp các em có sự tích lũy vốn sống. Tuy nhiên để trưởng thành đòi hỏi các em phải không ngừng học tập, rèn luyện kỹ năng sống cho bản thân.

Cha mẹ cần quan tâm đến con cái ở lứa tuổi này như thế nào

Cùng chia sẻ với con cái

  • Đây là công việc khó khăn bởi cha mẹ thường bận rộn mưu sinh trong cuộc sống. Hãy dành thời gian để cùng con cái làm việc gia đình. Cùng con dọn dẹp nhà cửa, nấu ăn, sửa chữa đồ dùng… Rất nhiều em khi còn đi học thường được bố mẹ làm hết mọi việc hằng ngày. Các em sẽ nảy sinh suy nghĩ đấy là việc của người khác và hình thành tính ỷ lại. Để cho các em có ý thức tự giác là việc rất khó. Cha mẹ đừng nóng nảy sẽ dẫn đến tâm lý tiêu cực ở các em.
  • Lứa tuổi thanh niên có sự thay đổi lớn về tâm lý, tình cảm. Khi biết con sa vào yêu đương đa số các bậc phụ huynh sẽ dùng biện pháp cấm đoán. Tuy nhiên khi càng ngăn cấm thì sẽ làm cho các em có những phản ứng tiêu cực. Hãy nhẹ nhàng chỉ cho các em thấy những hệ lụy khi yêu sớm. Hãy để tự con trẻ nhận thức được vấn đề qua sự chia sẻ, đồng cảm của cha mẹ.
  • Có một thực tế đáng báo động hiện nay. Có rất nhiều em thích đua đòi, ăn chơi, thích cái mới lạ, muốn thể hiện mình. Tại sao lại có như vậy, bởi rất nhiều cha mẹ đã dùng đồng tiền làm hư con trẻ. Luôn đáp ứng nhu cầu đòi hỏi của con và không biết đến hậu quả trong tương lai. Hãy chỉ và để cho con cái thấy giá trị của cuộc sống. Hãy thay đổi cách sử dụng tiền bạc của con cái. Đừng để bản thân phải chạy theo nhu cầu của con cái. Hãy nói không với những đua đòi của con.Định hướng tương lai cho con trẻ nhưng không bó buộc.
  • Cha mẹ hãy để con cái tự lựa chọn hướng đi phù hợp. Luôn động viên khuyến khích con khi con gặp những thất bại trong cuộc sống. Hãy đồng hành cùng con cái trong cuộc sống nhưng không làm thay mọi việc.

Hãy để con trẻ học cách trưởng thành trong cuộc sống

  • Để lứa tuổi thanh niên có thể trưởng thành cần phải có sự kết hợp nhiều yếu tố. Gia đình, nhà trường, xã hội cùng đồng hành với các em. Tuy nhiên điều quan trọng nhất là chính bản thân các em phải tự nhận thức được. Các em phải hiểu được mình phải làm gì khi trưởng thành.
  • Người trưởng thành có thể tự lập trong cuộc sống. Muốn được coi là người lớn các em hãy học cách tự lập. Tự lập biểu hiện ở sự tự chăm lo cho bản thân. Tự lập là biết định hướng nghề nghiệp tương lai. Tự lập là sự hiểu biết trong xã hội. Hiểu được giá trị của cuộc sống, tôn trọng, sử dụng tiền bạc hợp lý và đúng mục đích.
  • Trong cuộc sống hiện nay, có rất nhiều người chỉ biết sống dựa vào người khác. Không có ý thức về bản thân mình, họ luôn trách cứ cha mẹ, người thân. Họ luôn ước ao được sinh ra trong gia đình giàu có. Họ luôn muốn ăn chơi, đua đòi… như những “cậu ấm”, “cô chiêu”. Họ không hiểu được là trong mắt của người lao động chân chính thì họ chỉ là những kẻ “ăn hại”. Những kẻ ăn hại thường phải sống bám, phải dựa vào người khác. Nếu khi không còn chỗ dựa thì cuộc sống sẽ ra sao? Tương lai nào đang chờ phía trước?

Nhìn chung:

  • Các em hãy ý thức được mình sẽ là ai trong cuộc đời này. Ở lứa tuổi thanh niên là thời kỳ đẹp nhất với nhiều khát khao hoài bão. Hãy tự khẳng định bản thân mình trong công việc ở gia đình và xã hội.
  • Hãy lựa chọn cho mình một nghề nghiệp tương lai. Nghề nghiệp tương lai phải dựa trên sở thích, khả năng của bản thân và nhu cầu xã hội.
  • Tương lai của các em nằm trong tay mình. Hãy lựa chọn và thực hiện con đường đến tương lai. Chúc các em thành công.

Về Hướng Nghiệp Học Đường

Liên quan

Chụp ảnh kỷ yếu và những điều cần tránh khi chụp ảnh

Chụp ảnh kỷ yếu và những điều cần tránh Chụp ảnh kỷ yếu là hoạt ...

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.