Trang chủ / Ngành nghề / Giáo dục hướng nghiệp phổ thông / Hoạt động Giáo dục Hướng nghiệp ở bậc THPT

Hoạt động Giáo dục Hướng nghiệp ở bậc THPT

Nội dung chương trình giáo dục hướng nghiệp

Chương trình giáo dục hướng nghiệp truyền thống

LỚP 10:

KHUNG CHƯƠNG TRÌNH HĐ GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP LỚP 10

  • CĐ1: Em thích nghề gì?
  • CĐ2: Năng lực nghề nghiệp và truyền thống nghề nghiệp gia đình.
  • CĐ3: Tìm hiểu nghề dạy học.
  • CĐ4: Vấn đề giới trong chọn nghề.
  • CĐ5: Tìm hiểu một số nghề thuộc lĩnh vực Nông, Lâm, Ngư nghiệp.
  • CĐ6: Tìm hiểu một số nghề thuộc các ngành Y và Dược.
  • CĐ7: Tìm hiểu thực tế một cơ sở sản xuất công nghiệp hoặc nông nghiệp
  • CĐ8: Tìm hiểu một số nghề thuộc ngành Xây dựng
  • CĐ9: Nghề tương lai của tôi

THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP LỚP 10

  1.  Chuyển sang tích hợp với môn Công nghệ:
    Tại phần “Tạo lập doanh nghiệp” các nội dung thuộc về 3 chủ đề sau:
    CĐ4: Vấn đề giới trong chọn nghề
    CĐ5: Tìm hiểu một số nghề thuộc lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp
    CĐ7: Tìm hiểu thực tế một cơ sở sản xuất công nghiệp hoặc nông nghiệp
  2. Chuyển sang tích hợp với HĐGDNGLL:
    Tại chủ điểm tháng 3: “Thanh niên với vấn đề lập nghiệp” thuộc nội dung chủ đề 9: Nghề tương lai của tôi
  3. Các nội dung còn lại của HĐGDHN bố trí vào 9 tiết (3 buổi) của năm học như sau:
    + Buổi 1: Thực hiện trong khoảng tháng 9, 10:
    Chủ đề: Em thích nghề gì?
    Chủ đề: Năng lực nghề nghiệp và truyền thống nghề nghiệp gia đình.
    + Buổi 2: Thực hiện trong khoảng tháng 12, 01:
    Chủ đề: Tìm hiểu nghề dạy học.
    Chủ đề: Tìm hiểu một số nghề thuộc các ngành Y và Dược
    + Buổi 3: Thực hiện trong khoảng tháng 3, 4:
    Chủ đề: Tìm hiểu một số nghề thuộc ngành Xây dựng
    Chủ đề: Tìm hiểu một số nghề thuộc các ngành Giao thông vận tải và Địa chất. (Chương trình Hướng nghiệp lớp 11 chuyển xuống)

LỚP 11:

KHUNG CHƯƠNG TRÌNH HĐ GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP LỚP 11

CĐ1: Tìm hiểu một số nghề thuộc các ngành Giao thông vận tải và Địa chất.
CĐ2: Tìm hiểu một số nghề thuộc lĩnh vực kinh doanh, dịch vụ.
CĐ3: Tìm hiểu một số nghề thuộc ngành Năng lượng, Bưu chính – Viễn thông, Công nghệ thông tin.
CĐ4: Tìm hiểu một số nghề thuộc lĩnh vực an ninh, quốc phòng.
CĐ5: Giao lưu với những tấm gương vượt khó, điển hình về sản xuất, kinh doanh giỏi (Chủ đề: Làm gì sau khi tốt nghiệp Trung học phổ thông)
CĐ6: Nghề nghiệp với nhu cầu của thị trường lao động.
CĐ7: Tôi muốn đạt được ước mơ.
CĐ8: Tìm hiểu thực tế một trường Đại học (hoặc Cao đẳng, Trung cấp chuyên nghiệp, Dạy nghề) tại địa phương.

THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP LỚP 11.

  1. Chuyển sang tích hợp với HĐGDNGLL:
    Tại chủ điểm tháng 12: “Thanh niên với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ” CĐ4: Tìm hiểu một số nghề thuộc lĩnh vực an ninh, quốc phòng.
    Tại chủ điểm tháng 3: “Thanh niên với vấn đề lập nghiệp” thuộc nội dung chủ đề: CĐ7: Tôi muốn đạt được ước mơ.
  2. Chuyển sang lớp 10 (Buổi 3) chủ đề:
    CĐ1: Tìm hiểu một số nghề thuộc các ngành Giao thông vận tải và Địa chất.
  3. Các nội dung còn lại của HĐGDHN bố trí vào 9 tiết (3 buổi) của năm học như sau:
    + Buổi 1: Thực hiện trong khoảng tháng 9, 10:
    Chủ đề: Tìm hiểu một số nghề thuộc ngành Năng lượng, Bưu chính – Viễn thông, Công nghệ thông tin.
    Chủ đề: Tìm hiểu một số nghề thuộc lĩnh vực kinh doanh, dịch vụ.
    + Buổi 2: Thực hiện trong khoảng tháng 12, 01:
    Chủ đề: Nghề nghiệp với nhu cầu của thị trường lao động.
    Chủ đề: Tìm hiểu thực tế một trường Đại học (hoặc Cao đẳng, Trung cấp chuyên nghiệp, Dạy nghề) tại địa phương.
    + Buổi 3: Thực hiện trong khoảng tháng 3, 4:
    Chủ đề: Giao lưu với những tấm gương vượt khó, điển hình về sản xuất, kinh doanh giỏi (Chủ đề: Làm gì sau khi tốt nghiệp Trung học phổ thông)

LỚP 12:

KHUNG CHƯƠNG TRÌNH HĐ GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP LỚP 12

  • CĐ1: Định hướng phát triển kinh tế – xã hội của đất nước và địa phương.
  • CĐ2: Những điều kiện để thành đạt trong nghề.
  • CĐ3: Tìm hiểu hệ thống đào tạo Trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề của trung ương và địa phương.
  • CĐ4: Tìm hiểu hệ thống đào tạo Đại học và Cao đẳng.
  • CĐ5: Tư vấn chọn nghề.
  • CĐ6: Hướng dẫn học sinh chọn nghề và làm hồ sơ tuyển sinh.
  • CĐ7: Thanh niên lập thân, lập nghiệp.
  • CĐ8: Tổ chức tham quan hoặc hoạt động theo chủ đề hướng nghiệp.

THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP LỚP 12.

  1. Chuyển sang tích hợp với HĐGDNGLL:
    Tại chủ điểm tháng 9 (Thanh niên học tập, rèn luyện vì sự nghiệp CNH, HĐH đất nước) nội dung chủ đề: Định hướng phát triển kinh tế xã hội của đất nước và địa phương.
    Tại chủ điểm tháng 2 (Thanh niên với lí tưởng cách mạng) nội dung chủ đề: Thanh niên lập thân, lập nghiệp.
    Tại chủ điểm tháng 3: “Thanh niên với vấn đề lập nghiệp” thuộc nội dung chủ đề: Những điều kiện để thành đạt trong nghề.
  2. Các nội dung còn lại của HĐGDHN bố trí vào 9 tiết (3 buổi) của năm học như sau:
    + Buổi 1: Thực hiện trong khoảng tháng 9, 10:
    Chủ đề: Tổ chức tham quan hoặc hoạt động giao lưu theo chủ đề hướng nghiệp.
    Chủ đề: Tìm hiểu hệ thống đào tạo trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề của Trung ương và địa phương.
    + Buổi 2: Thực hiện trong khoảng tháng 11, 12:
    Chủ đề: Tư vấn chọn nghề
    + Buổi 3: Thực hiện trong khoảng tháng 01, 02:
    Chủ đề: Tìm hiểu hệ thống đào tạo Đại học và Cao đẳng
    Chủ đề: Hướng dẫn chọn nghề và làm hồ sơ tuyển sinh.

Chương trình giáo dục hướng nghiệp đổi mới

LỚP 10:

Chương trình Giáo dục hướng nghiệp đổi mới có sự thay đổi, vẫn giữ nguyên số buổi (3 buổi) và số tiết (9 tiết) nhưng đổi mới về nội dung:

LỚP 11:

LỚP 12:

Trên đây là khung chương trình và hướng dẫn thực hiện hoạt động giáo dục hướng nghiệp lớp 10, 11, 12. Nội dung cụ thể của từng chủ đề sẽ được Hướng nghiệp học đường gửi đến ở những bài tiếp theo.

Về Hướng Nghiệp Học Đường

Liên quan

Cùng xây dựng kế hoạch nghề nghiệp với hướng nghiệp trung học phổ thông

Tại sao phải xây dựng kế hoạch nghề nghiệp? Hướng nghiệp có vai trò quan ...

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.