Trang chủ / Tư vấn học đường / Tư vấn tâm lý / Đặc điểm tâm lý lứa tuổi mầm non (từ 3 – 6 tuổi)

Đặc điểm tâm lý lứa tuổi mầm non (từ 3 – 6 tuổi)

Hướng Nghiệp Học Đường xin trân trọng giới thiệu đến quý thầy cô giáo, các bậc phụ huynh về: Đặc điểm tâm lý lứa tuổi mầm non (từ 3 – 6 tuổi)
– Về mặt nhận thức của lứa tuổi mầm non có tri giác không chủ định chiếm ưu thế. Bởi tư duy của trẻ chưa phát triển, còn mang tính sơ sài, hành động không theo chủ định. Trẻ nhận biết các đồ vật qua dấu hiệu bên ngoài mang tính chất ngẫu nhiên và mơ hồ. Trẻ tri giác theo ý muốn, theo sở thích cá nhân. Giáo viên cần chỉ ra các đặc điểm đặc trưng của đối tượng để giúp trẻ tri giác đối tượng một cách trọn vẹn hơn. cần cho trẻ làm quen với tính đa dạng của đồ vật cũng như chỉ ra các thuộc tính của chúng.
– Ở lứa tuổi mầm non ở trẻ mầm non hình thành 3 kiểu tư duy (Tư duy thông qua hoạt động, Tư duy thông qua hình ảnh, Tư duy biểu trưng là trẻ có khả năng sử dụng vật biểu trưng cho vật thật).
+ Tư duy thông qua hoạt động: Là kiểu tư duy giải quyết bằng hành động định hướng bên ngoài để tìm mối quan hệ. Thao tác tư duy trên phương tiện ở bên ngoài (bằng tay, chân hoặc bằng miệng …). Phương thức tư duy là vừa làm vừa nghĩ, vừa thử vừa sai trên phương tiện ở bên ngoài.
+ Tư duy thông qua hình ảnh: Là kiểu tư duy giải quyết nhiệm vụ bằng hành động định hướng ở bên trong.Thao tác ngầm trong đầu. Phương tiện để tư duy là những biểu tượng những kinh nghiệm đã có ở trong đầu.
– Trẻ ở lứa tuổi mầm non có trí nhớ không chủ định chiếm ưu thế. Trẻ chỉ ghi nhớ theo ý thích, nhớ bởi sự hấp dẫn của đối tượng. Trí nhớ không chủ định lại nhớ lâu và bền hơn. Cần tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi với đối tượng và cho trẻ thao tác với đối tượng. Vì vậy trong văn học mỗi nhân vật phải tạo một nét hấp dẫn riêng qua cử chỉ, điệu bộ (bằng rối, bằng tranh minh họa).
– Sự phát triển trí nhớ có chủ định có vai trò quan trọng trong việc chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1. Trẻ sẽ không học tập tốt nếu chỉ ghi nhớ những gì mà mình thích thú và ghi nhớ một cách tùy tiện. Do đó, cùng với sự phát triển trí nhớ không chủ định cần giúp trẻ bước đầu phát triển trí nhớ có chủ định để chuẩn bị cho trẻ bước vào bậc học Tiểu học của hệ thống giáo dục phổ thông.

Về Hướng Nghiệp Học Đường

Liên quan

Tương lai với sức khoẻ học đường

Cùng tìm hiểu về sức khỏe học đường Sức khoẻ học đường hiện nay đang ...

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.